Các nhà khoa học đã phát hiện một lượng nước lớn đóng băng cần thiết cho sự sống tại một nơi không ngờ tới trong hệ mặt trời của chúng ta, đó là một tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Phát hiện về một lượng băng lớn trên tiểu hành tinh trên sẽ dẫn đến một số hệ quả. Nó có thể góp phần giải thích nguồn gốc của nước trên Trái Đất thủa sơ khai.
Phát hiện trên khiến các tiểu hành tinh trở nên hấp dẫn hơn trong quá trình khám phá, phù hợp với tuyên bố hồi đầu tháng của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng các nhà du hành vũ trụ nên đặt chân lên một tiểu hành tinh.
Và thậm chí nó xóa nhòa ranh giới giữa sao chổi với tiểu hành tinh, cũng như có khả năng khơi mào cho một cuộc tranh luận trong giới khoa học về tên gọi của những thiên thể trong hệ mặt trời này, tương tự Pluto (từng được gọi là sao Diêm vương) trước đây.
Trong hai công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tự nhiên số ra ngày 28/4, các nhà khoa học khẳng định tiểu hành tinh nói trên phủ một lớp băng mỏng nhưng trên một bề mặt lớn.
Dường như lớp băng trên được làm đầy bởi một hồ nước đóng băng khổng lồ nằm sâu bên trong lớp đá từng được cho là khô cằn.
Trong quá trình khám phá, hai nhóm các nhà khoa học sử dụng một kính viễn vọng của NASA ở Hawaii để quan sát tiểu hành tinh có tên 24 Themis, một trong những khối đá lớn hơn trong dải tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Giáo sư thiên văn học Humberto Campins thuộc Đại học Central Florida, tác giả chính của một trong hai nghiên cứu, cho biết họ đã khảo cứu các sóng ánh sáng phản hồi từ khối đá nói trên và phát hiện dấu hiệu hóa học rõ ràng của băng.
Từ lâu, các nhà thiên văn học đã đưa ra giả thuyết cho rằng trên các tiểu hành tinh tồn tại những nguyên tố hydro, oxy và một lượng nước nhỏ (như có trong đất sét), tuy nhiên, đây là bằng chứng đầu tiên có sức thuyết phục.
Và với 24 Themis, một khối đá rộng hơn 160km với nhiệt độ khoảng -38 độ C, cái mà họ tìm thấy nhiều hơn tất cả những gì họ từng mong đợi. Có vẻ như khoảng 1/3 bề mặt của khối đá này được bao phủ bởi nước đóng băng.
Hơn nữa, các nhà khoa học không chỉ phát hiện băng, họ còn tìm thấy các phân tử hữu cơ, tương tự yếu tố có thể là khởi nguồn của sự sống trên Trái Đất.
Ông Campins nói: “Tiểu hành tinh này chứa đựng những manh mối có thể làm sáng tỏ quá khứ của chúng ta cũng như khởi nguồn của nước trên Trái Đất. Nó cũng góp phần định hướng tương lai với mục tiêu khám phá các tiểu hành tinh gần Trái Đất.”
Ông Campins cũng khẳng định “chúng ta đang chứng tỏ rằng những thiên thể này ẩm ướt hơn chúng ta tưởng. Chúng ta cũng đang chứng tỏ rằng chúng chứa đựng những phân tử hữu cơ mà có thể đã tạo nên sự sống trên Trái Đất”./.
Phát hiện về một lượng băng lớn trên tiểu hành tinh trên sẽ dẫn đến một số hệ quả. Nó có thể góp phần giải thích nguồn gốc của nước trên Trái Đất thủa sơ khai.
Phát hiện trên khiến các tiểu hành tinh trở nên hấp dẫn hơn trong quá trình khám phá, phù hợp với tuyên bố hồi đầu tháng của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng các nhà du hành vũ trụ nên đặt chân lên một tiểu hành tinh.
Và thậm chí nó xóa nhòa ranh giới giữa sao chổi với tiểu hành tinh, cũng như có khả năng khơi mào cho một cuộc tranh luận trong giới khoa học về tên gọi của những thiên thể trong hệ mặt trời này, tương tự Pluto (từng được gọi là sao Diêm vương) trước đây.
Trong hai công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tự nhiên số ra ngày 28/4, các nhà khoa học khẳng định tiểu hành tinh nói trên phủ một lớp băng mỏng nhưng trên một bề mặt lớn.
Dường như lớp băng trên được làm đầy bởi một hồ nước đóng băng khổng lồ nằm sâu bên trong lớp đá từng được cho là khô cằn.
Trong quá trình khám phá, hai nhóm các nhà khoa học sử dụng một kính viễn vọng của NASA ở Hawaii để quan sát tiểu hành tinh có tên 24 Themis, một trong những khối đá lớn hơn trong dải tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Giáo sư thiên văn học Humberto Campins thuộc Đại học Central Florida, tác giả chính của một trong hai nghiên cứu, cho biết họ đã khảo cứu các sóng ánh sáng phản hồi từ khối đá nói trên và phát hiện dấu hiệu hóa học rõ ràng của băng.
Từ lâu, các nhà thiên văn học đã đưa ra giả thuyết cho rằng trên các tiểu hành tinh tồn tại những nguyên tố hydro, oxy và một lượng nước nhỏ (như có trong đất sét), tuy nhiên, đây là bằng chứng đầu tiên có sức thuyết phục.
Và với 24 Themis, một khối đá rộng hơn 160km với nhiệt độ khoảng -38 độ C, cái mà họ tìm thấy nhiều hơn tất cả những gì họ từng mong đợi. Có vẻ như khoảng 1/3 bề mặt của khối đá này được bao phủ bởi nước đóng băng.
Hơn nữa, các nhà khoa học không chỉ phát hiện băng, họ còn tìm thấy các phân tử hữu cơ, tương tự yếu tố có thể là khởi nguồn của sự sống trên Trái Đất.
Ông Campins nói: “Tiểu hành tinh này chứa đựng những manh mối có thể làm sáng tỏ quá khứ của chúng ta cũng như khởi nguồn của nước trên Trái Đất. Nó cũng góp phần định hướng tương lai với mục tiêu khám phá các tiểu hành tinh gần Trái Đất.”
Ông Campins cũng khẳng định “chúng ta đang chứng tỏ rằng những thiên thể này ẩm ướt hơn chúng ta tưởng. Chúng ta cũng đang chứng tỏ rằng chúng chứa đựng những phân tử hữu cơ mà có thể đã tạo nên sự sống trên Trái Đất”./.
Huy Lê (Vietnam+)