Trong quá trình khai quật di chỉ hang Thắm Trong, xã Năng Khả, huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang trong tháng Chín, đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang đã phát hiện được nhiều kim xương.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung, trưởng đoàn khai quật, cho biết 7 chiếc kim có niên đại cách ngày nay 6.000 năm. Kim được chế tác từ xương ống của động vật chẻ ra, có kích thước trung bình dài 6-8cm, khá tròn, được mài nhẵn ở phần thân và đầu nhọn. Có thể những mũi nhọn xương này được người tiền sử sử dụng như những chiếc kim xương nguyên thủy, để dùi xuyên, luồn dây khâu những tấm áo bằng vỏ cây.
Các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều mẫu bào tử phấn hoa nhằm nghiên cứu môi trường sinh thái thời tiền sử.
Hơn 1.500 công cụ đá cuội ghè đẽo, chủ yếu là các loại công cụ chặt đập đơn sơ, nạo thô, cuốc tay có mũi nhọn được tìm thấy. Trong đó có 10 bộ chầy nghiền và bàn nghiền nguyên thủy cho thấy phương thức kiếm sống bằng hái lượm giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong cư dân nguyên thủy.
Một chiếc bàn nghiền còn lưu lại dấu vết nghiền thổ hoàng, một loại khoáng màu đỏ được người xưa nghiền nhỏ bôi lên cơ thể làm đẹp hoặc bôi vào cơ thể người chết với ý niệm mầu đỏ là màu của sự sống vĩnh hằng.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy một khối lượng lớn xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể sông suối như ốc, trai và một số hạt quả như trám, muỗm, hạt lai. Một số vỏ ốc biển ở đây là bằng chứng của mối quan hệ giữa cư dân cổ ở đây với cư dân vùng biển diễn ra từ rất sớm./.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung, trưởng đoàn khai quật, cho biết 7 chiếc kim có niên đại cách ngày nay 6.000 năm. Kim được chế tác từ xương ống của động vật chẻ ra, có kích thước trung bình dài 6-8cm, khá tròn, được mài nhẵn ở phần thân và đầu nhọn. Có thể những mũi nhọn xương này được người tiền sử sử dụng như những chiếc kim xương nguyên thủy, để dùi xuyên, luồn dây khâu những tấm áo bằng vỏ cây.
Các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều mẫu bào tử phấn hoa nhằm nghiên cứu môi trường sinh thái thời tiền sử.
Hơn 1.500 công cụ đá cuội ghè đẽo, chủ yếu là các loại công cụ chặt đập đơn sơ, nạo thô, cuốc tay có mũi nhọn được tìm thấy. Trong đó có 10 bộ chầy nghiền và bàn nghiền nguyên thủy cho thấy phương thức kiếm sống bằng hái lượm giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong cư dân nguyên thủy.
Một chiếc bàn nghiền còn lưu lại dấu vết nghiền thổ hoàng, một loại khoáng màu đỏ được người xưa nghiền nhỏ bôi lên cơ thể làm đẹp hoặc bôi vào cơ thể người chết với ý niệm mầu đỏ là màu của sự sống vĩnh hằng.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy một khối lượng lớn xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể sông suối như ốc, trai và một số hạt quả như trám, muỗm, hạt lai. Một số vỏ ốc biển ở đây là bằng chứng của mối quan hệ giữa cư dân cổ ở đây với cư dân vùng biển diễn ra từ rất sớm./.
Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)