Ngày 7/9, ông Quan Văn Dũng - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết qua điều tra, khảo sát khảo cổ học tại một số xã thuộc huyện Na Hang, đoàn khảo cổ học của Bảo tàng Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện hang Thẩm Choóng - nơi cư trú của người nguyên thủy sống ở giai đoạn sơ kỳ đá mới, có niên đại cách ngày nay khoảng 7.000-8.000 năm.
Hang Thẩm Choóng thuộc bản Không Mây, xã Năng Khả, huyện Na Hang, có diện tích khoảng hơn 300m2, có 2 cửa thông nhau theo trục Bắc-Nam, cách nhau khoảng gần 100m.
Bề mặt hang khá bằng phẳng, trần hang hình vòm với nhiều nhũ rủ. Cách hang chừng 300m về phía Đông Nam có một con suối nhỏ chảy qua.
Kết quả khảo sát bước đầu của đoàn khảo cổ cho thấy, dấu tích của người nguyên thủy được tìm thấy ở hầu hết diện tích trong hang.
Tại đây, đoàn khảo cổ đã thu được hơn 1.000 di vật đá - những công cụ lao động như công cụ chặt đập, nạo cắt, cuốc tay có đầu nhọn cùng một số đá nguyên liệu. Tất cả đều được chế tác từ những viên cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ.
Loại hình công cụ ở đây mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình như công cụ hình đĩa, hình bầu dục, rìu ngắn. Đây là bằng chứng đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật nguyên thủy, từ ghè đẽo thô sơ sang mài sắc rìa lưỡi.
Tại hang, các nhà khảo cổ còn tìm thấy đá thổ hoàng, một loại khoáng vật màu đỏ thường được người tiền sử dùng để bôi lên cơ thể người chết với quan niệm màu đỏ là tượng trưng cho sự vĩnh hằng.
Ngoài công cụ đá, đoàn khảo cổ còn phát hiện một số công cụ bằng xương, đặc biệt có một mũi nhọn được chế tác từ cách ghè tách dọc một xương ống của con thú lớn.
Người nguyên thủy xưa đã ghè và mài vót nhọn thành một mũi nhọn sau đó được hơ qua lửa để tăng độ dẻo. Đây có thể là chiếc kim xương dùng để khâu những bộ quần áo bằng vỏ cây của người nguyên thủy.
Phó Giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung - trưởng đoàn khảo sát cho biết đoàn đã tiến hành lấy các mẫu đất chứa bào tử phấn hoa để phân tích, nhằm khôi phục lại bộ mặt cảnh quan sinh thái xung quanh nơi cư trú cổ này.
Tuy nhiên, kết cấu của tầng văn hóa cũng như số lượng di vật thu được cho thấy hang Thẩm Choóng là nơi cư trú liên tục của một cộng đồng người nguyên thủy.
Hiện nay, đoàn khảo cổ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về hang Thẩm Choóng./.
Hang Thẩm Choóng thuộc bản Không Mây, xã Năng Khả, huyện Na Hang, có diện tích khoảng hơn 300m2, có 2 cửa thông nhau theo trục Bắc-Nam, cách nhau khoảng gần 100m.
Bề mặt hang khá bằng phẳng, trần hang hình vòm với nhiều nhũ rủ. Cách hang chừng 300m về phía Đông Nam có một con suối nhỏ chảy qua.
Kết quả khảo sát bước đầu của đoàn khảo cổ cho thấy, dấu tích của người nguyên thủy được tìm thấy ở hầu hết diện tích trong hang.
Tại đây, đoàn khảo cổ đã thu được hơn 1.000 di vật đá - những công cụ lao động như công cụ chặt đập, nạo cắt, cuốc tay có đầu nhọn cùng một số đá nguyên liệu. Tất cả đều được chế tác từ những viên cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ.
Loại hình công cụ ở đây mang đặc trưng công cụ văn hóa Hòa Bình như công cụ hình đĩa, hình bầu dục, rìu ngắn. Đây là bằng chứng đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật nguyên thủy, từ ghè đẽo thô sơ sang mài sắc rìa lưỡi.
Tại hang, các nhà khảo cổ còn tìm thấy đá thổ hoàng, một loại khoáng vật màu đỏ thường được người tiền sử dùng để bôi lên cơ thể người chết với quan niệm màu đỏ là tượng trưng cho sự vĩnh hằng.
Ngoài công cụ đá, đoàn khảo cổ còn phát hiện một số công cụ bằng xương, đặc biệt có một mũi nhọn được chế tác từ cách ghè tách dọc một xương ống của con thú lớn.
Người nguyên thủy xưa đã ghè và mài vót nhọn thành một mũi nhọn sau đó được hơ qua lửa để tăng độ dẻo. Đây có thể là chiếc kim xương dùng để khâu những bộ quần áo bằng vỏ cây của người nguyên thủy.
Phó Giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung - trưởng đoàn khảo sát cho biết đoàn đã tiến hành lấy các mẫu đất chứa bào tử phấn hoa để phân tích, nhằm khôi phục lại bộ mặt cảnh quan sinh thái xung quanh nơi cư trú cổ này.
Tuy nhiên, kết cấu của tầng văn hóa cũng như số lượng di vật thu được cho thấy hang Thẩm Choóng là nơi cư trú liên tục của một cộng đồng người nguyên thủy.
Hiện nay, đoàn khảo cổ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về hang Thẩm Choóng./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)