Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Chicago ở Illinois vừa phát hiện ra rằng những người thân gần gũi của những người bị bệnh tự kỷ thường có sự khác biệt khó nhận thấy trong cách chuyển động đôi mắt - một phát hiện có thể giúp các bác sỹ chẩn đoán và điều trị tốt hơn căn bệnh này.
Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Archives of General Psychiatry số ra tháng tám.
Ông Matthew Mosconi, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói rằng sự khác biệt này khó nhận biết trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng cho thấy nhiều yếu tố của bệnh tự kỷ mang tính chất thừa kế.
Ông cho biết "Điều mà chúng tôi hy vọng là những thí nghiệm về sự chuyển động của đôi mắt nhằm mục đích xác định những nhóm cá nhân hay gia đình có thể có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ."
Nhóm nghiên cứu này đã kiểm tra các đặc điểm di truyền ở 57 cặp cha mẹ hay anh chị em của những người bị bệnh tự kỷ và so sánh các kết quả này với 40 người không có thân nhân bị mắc căn bệnh này.
Kết quả cho thấy những thành viên trong gia đình của những người bị bệnh tự kỷ có nhiều điều bất thường trong giao tiếp và thường có những hành vi ứng xử bất thường.
Các cuộc kiểm tra mắt trong các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy sự liên quan của não bộ đến một số mô hình đặc trưng ở những người bị bệnh tự kỷ.
Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng.
Bệnh này thường biểu hiện ở trẻ em dưới ba tuổi. Đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh.
Ðứa trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh, nhưng từ tháng thứ 18 trở đi, cha mẹ và những người chăm sóc bé có thể thấy rõ các triệu chứng của bệnh nếu bé có biểu hiện thờ ơ, không chú ý tới hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.
Nguyên nhân của bệnh cho tới nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo dự đoán thì nó bắt nguồn từ các yếu tố như rối loạn sinh hóa của cơ thể, dị dạng nhiễm sắc thể và một số hội chứng cần phải nghiên cứu thêm./.
Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Archives of General Psychiatry số ra tháng tám.
Ông Matthew Mosconi, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói rằng sự khác biệt này khó nhận biết trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng cho thấy nhiều yếu tố của bệnh tự kỷ mang tính chất thừa kế.
Ông cho biết "Điều mà chúng tôi hy vọng là những thí nghiệm về sự chuyển động của đôi mắt nhằm mục đích xác định những nhóm cá nhân hay gia đình có thể có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ."
Nhóm nghiên cứu này đã kiểm tra các đặc điểm di truyền ở 57 cặp cha mẹ hay anh chị em của những người bị bệnh tự kỷ và so sánh các kết quả này với 40 người không có thân nhân bị mắc căn bệnh này.
Kết quả cho thấy những thành viên trong gia đình của những người bị bệnh tự kỷ có nhiều điều bất thường trong giao tiếp và thường có những hành vi ứng xử bất thường.
Các cuộc kiểm tra mắt trong các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy sự liên quan của não bộ đến một số mô hình đặc trưng ở những người bị bệnh tự kỷ.
Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng.
Bệnh này thường biểu hiện ở trẻ em dưới ba tuổi. Đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh.
Ðứa trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh, nhưng từ tháng thứ 18 trở đi, cha mẹ và những người chăm sóc bé có thể thấy rõ các triệu chứng của bệnh nếu bé có biểu hiện thờ ơ, không chú ý tới hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.
Nguyên nhân của bệnh cho tới nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo dự đoán thì nó bắt nguồn từ các yếu tố như rối loạn sinh hóa của cơ thể, dị dạng nhiễm sắc thể và một số hội chứng cần phải nghiên cứu thêm./.
(TTXVN/Vietnam+)