Trong bài viết đăng trên tạp chí New Phytologist, Tiến sỹ Sona Pandey đến từ Trung tâm Khoa học Thực vật Danforth cho biết đã xác định được mạng protein G phức tạp nhất trong vương quốc thực vật.
Protein G là các protein tín hiệu chỉ dẫn phản ứng của thực vật đối với các tín hiệu môi trường đa dạng, trong đó có các tín hiệu không có sự sống như hạn hán và bệnh dịch. Trước đó người ta cho rằng thực vật chỉ có một protein Gα duy nhất trong khi con người có đến 23 protein Gα.
Tuy nhiên, tìm hiểu các hạt đỗ tương, nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ Pandey có thể xác định được 4 protein Gα. Hơn nữa, họ còn thấy hai trong số các protein này có thể phản ứng nhanh hơn so với các giả thiết nghiên cứu trước đây.
Động vật hữu nhũ có nhiều protein G. Những protein này bám chặt lấy GTP (các phân tử nhỏ) và thủy phân nó thành GDP. Protein G chỉ hoạt động khi GTP bị bao chặt.
Việc bao chặt GTP là một quá trình quan trọng vì nó xảy ra khi tín hiệu xuất hiện. Protein G của động vật hữu nhũ rất nhanh chóng thủy phân GTP và nhanh chóng quay vòng chuyển đổi từ GTP thành GDP.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng hạt đỗ tương có 2 protein G thủy phân GTP chậm hơn và 2 protein G khác hoạt động nhanh hơn, tương tự như protein G tìm thấy ở các động vật hữu nhũ.
Tiến sỹ Pandey nói: “Bước tiếp theo sẽ là nghiên cứu các loại thực vật để biết sự thay đổi số lượng của các protein G này, và điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nói chung của chúng đồng thời có thể khiến chúng có khả năng phản ứng tốt hơn đối với các điều kiện tiêu cực (hạn hán, bệnh dịch …) làm thiệt hại mùa màng./.
Protein G là các protein tín hiệu chỉ dẫn phản ứng của thực vật đối với các tín hiệu môi trường đa dạng, trong đó có các tín hiệu không có sự sống như hạn hán và bệnh dịch. Trước đó người ta cho rằng thực vật chỉ có một protein Gα duy nhất trong khi con người có đến 23 protein Gα.
Tuy nhiên, tìm hiểu các hạt đỗ tương, nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ Pandey có thể xác định được 4 protein Gα. Hơn nữa, họ còn thấy hai trong số các protein này có thể phản ứng nhanh hơn so với các giả thiết nghiên cứu trước đây.
Động vật hữu nhũ có nhiều protein G. Những protein này bám chặt lấy GTP (các phân tử nhỏ) và thủy phân nó thành GDP. Protein G chỉ hoạt động khi GTP bị bao chặt.
Việc bao chặt GTP là một quá trình quan trọng vì nó xảy ra khi tín hiệu xuất hiện. Protein G của động vật hữu nhũ rất nhanh chóng thủy phân GTP và nhanh chóng quay vòng chuyển đổi từ GTP thành GDP.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng hạt đỗ tương có 2 protein G thủy phân GTP chậm hơn và 2 protein G khác hoạt động nhanh hơn, tương tự như protein G tìm thấy ở các động vật hữu nhũ.
Tiến sỹ Pandey nói: “Bước tiếp theo sẽ là nghiên cứu các loại thực vật để biết sự thay đổi số lượng của các protein G này, và điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển nói chung của chúng đồng thời có thể khiến chúng có khả năng phản ứng tốt hơn đối với các điều kiện tiêu cực (hạn hán, bệnh dịch …) làm thiệt hại mùa màng./.
Anh Minh (Vietnam+)