Phát hiện loài thực vật lớn nhất thế giới ở ngoài khơi Australia

Kết quả phân tích di truyền chỉ ra rằng thảm cỏ biển dưới nước này là một sinh vật, thông qua việc tự nhân bản trong suốt 4.500 năm, thảm cỏ này đã bao trùm một vùng rộng lớn lên tới 180km2.
Phát hiện loài thực vật lớn nhất thế giới ở ngoài khơi Australia ảnh 1Cỏ dại Poseidon. (Nguồn: Reuters)

Các nhà khoa học vừa qua đã phát hiện được một loài thực vật lớn nhất thế giới ở ngoài khơi vùng biển của Australia.

Đây là một loài cỏ biển phát triển bằng cách liên tục tự nhân bản. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B ngày 1/6.

Kết quả phân tích di truyền chỉ ra rằng thảm cỏ biển dưới nước này là một sinh vật.

Thông qua việc tự nhân bản trong suốt 4.500 năm, thảm cỏ này đã bao trùm một vùng rộng lớn với diện tích lên tới 180km2.

[Bến đổi khí hậu: Cỏ biển - “đồng minh” đắc lực của con người kêu cứu]

Theo đồng tác giả nghiên cứu, nhà nghiên cứu sinh vật học biển tại Đại học Tây Australia, bà Jane Edgeloe, các nhà khoa học đã xác nhận bãi cỏ biển là một sinh vật đơn lẻ thông qua việc lấy mẫu và so sánh ADN của các chồi trên khắp thảm cỏ.

Theo các nhà nghiên cứu, nhiều loài thực vật và một số loài động vật có khả năng sinh sản vô tính. Đặc điểm này giúp sinh vật phát triển nhanh chóng, những cũng đi kèm với một số bất lợi như tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các nhà khoa học đã đặt tên cho sinh vật này là cỏ dại Poseidon và nhận định đây “là loài sinh sản vô tính phổ biến nhất được biết đến trên Trái Đất,” bao phủ một khu vực lớn hơn cả thủ đô Washington (Mỹ).

Mặc dù thảm cỏ biển này rất lớn, song cũng dễ bị tổn thương.

Cách đây một thập kỷ, thảm cỏ biển này bao phủ một khu vực có diện tích lớn hơn 18km2 so với hiện nay. Tuy nhiên, lốc xoáy và nhiệt độ nước biển tăng lên do đến biến đổi khí hậu đã khiến 10% thảm cỏ này bị chết./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục