Các nhà thần kinh học Trường đại học Oxford, Anh đã phát hiện khả năng đặc biệt "tự đào tạo lại" của bộ não để thích nghi với những hoạt động khác nhau của con người.
Các nhà thần kinh học đã chọn 48 người tình nguyện ở độ tuổi trưởng thành hoàn toàn khỏe mạnh chưa hề biết chơi trò tung hứng như các diễn viên xiếc.
Một nửa trong số này sau đó được học cách chơi tung hứng 30 phút mỗi ngày trong vòng 6 tuần để họ có thể thực hiện được ít nhất 2 vòng tung hứng với 3 quả cầu. Họ được đưa vào máy quét hình ảnh cộng hưởng từ để quét mặt cắt của bộ não.
So sánh hình ảnh mặt cắt bộ não của 24 người còn lại không được học tung hứng và với hình ảnh được quét của chính họ trước khi học tung hứng, các nhà khoa học nhận thấy những thay đổi quan trọng trong phần chất trắng của bộ não. Phần chất trắng này là những bó dây thần kinh chuyển những tín hiệu điện từ giữa các tế bào thần kinh và nối các khu vực khác nhau của não với nhau. Phần chất xám của não gồm các khu vực chứa các tế bào thần kinh và chính là nơi não xử lý thông tin.
Các nhà khoa học xác định được rằng những thay đổi trong phần chất trắng nói trên của não cho thấy bộ não con người không phải ở trong trạng thái "tĩnh" không thể thay đổi khi con người bước vào tuổi trưởng thành như quan niệm lâu nay mà vẫn rất "linh hoạt", tự đào tạo lại chính mình để thích nghi hiệu quả với yêu cầu khác nhau của hoạt động con người.
Bộ não đã tự thay đổi hệ thống truyền thông tin của mình để có thể truyền tin nhanh đến các tế bào thần kinh xử lý thông tin, phù hợp với yêu cầu nhanh và nhịp nhàng của trò chơi.
Trò chơi tung hứng được chọn để thử nghiệm vì trò chơi này đòi hỏi kỹ năng linh hoạt, phối hợp hoạt động chính xác giữa tay và chân với quan sát của mắt. Sự thay đổi lớn trong phần chất trắng của não sau 6 tuần chơi trò tung hứng chính là do yêu cầu của trò chơi này.
Các nhà khoa học nhấn mạnh phát hiện này sẽ nhanh chóng được ứng dụng để có các phương thức tăng cường hoạt động của não, tạo cho não có sức khỏe lành mạnh cũng như tìm ra các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh về thần kinh như bệnh đa xơ cứng tế bào thần kinh./.
Các nhà thần kinh học đã chọn 48 người tình nguyện ở độ tuổi trưởng thành hoàn toàn khỏe mạnh chưa hề biết chơi trò tung hứng như các diễn viên xiếc.
Một nửa trong số này sau đó được học cách chơi tung hứng 30 phút mỗi ngày trong vòng 6 tuần để họ có thể thực hiện được ít nhất 2 vòng tung hứng với 3 quả cầu. Họ được đưa vào máy quét hình ảnh cộng hưởng từ để quét mặt cắt của bộ não.
So sánh hình ảnh mặt cắt bộ não của 24 người còn lại không được học tung hứng và với hình ảnh được quét của chính họ trước khi học tung hứng, các nhà khoa học nhận thấy những thay đổi quan trọng trong phần chất trắng của bộ não. Phần chất trắng này là những bó dây thần kinh chuyển những tín hiệu điện từ giữa các tế bào thần kinh và nối các khu vực khác nhau của não với nhau. Phần chất xám của não gồm các khu vực chứa các tế bào thần kinh và chính là nơi não xử lý thông tin.
Các nhà khoa học xác định được rằng những thay đổi trong phần chất trắng nói trên của não cho thấy bộ não con người không phải ở trong trạng thái "tĩnh" không thể thay đổi khi con người bước vào tuổi trưởng thành như quan niệm lâu nay mà vẫn rất "linh hoạt", tự đào tạo lại chính mình để thích nghi hiệu quả với yêu cầu khác nhau của hoạt động con người.
Bộ não đã tự thay đổi hệ thống truyền thông tin của mình để có thể truyền tin nhanh đến các tế bào thần kinh xử lý thông tin, phù hợp với yêu cầu nhanh và nhịp nhàng của trò chơi.
Trò chơi tung hứng được chọn để thử nghiệm vì trò chơi này đòi hỏi kỹ năng linh hoạt, phối hợp hoạt động chính xác giữa tay và chân với quan sát của mắt. Sự thay đổi lớn trong phần chất trắng của não sau 6 tuần chơi trò tung hứng chính là do yêu cầu của trò chơi này.
Các nhà khoa học nhấn mạnh phát hiện này sẽ nhanh chóng được ứng dụng để có các phương thức tăng cường hoạt động của não, tạo cho não có sức khỏe lành mạnh cũng như tìm ra các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh về thần kinh như bệnh đa xơ cứng tế bào thần kinh./.
(TTXVN/Vietnam+)