Phát hiện hóa thạch động vật có niên đại 42 triệu năm ở Brazil

Các mẫu hóa thạch của các động vật đã tuyệt chủng, có đặc điểm giống một số loài như Tatu (Dasypodidae), con lười, thú ăn kiến, cá sấu, thú có túi và động vật móng guốc (họ ngựa).
Phát hiện hóa thạch động vật có niên đại 42 triệu năm ở Brazil ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: sciencenews.org)

Các nhà khoa học Brazil vừa phát hiện các hóa thạch của các loài động vật sống cách đây trong khoảng từ 42 và 39 triệu năm về trước tại thành phố Curitiba, thuộc bang Parana miền Nam nước này.

Theo thông tin do Đại học Liên bang Parana (UFPR) công bố, các mẫu hóa thạch trên được tìm thấy tại một vùng đất rộng khoảng 16ha, xung quanh là các khu dân cư sinh sống và gần một khu rác thải bệnh viện. Đây là lần đầu tiên hóa thạch động vật được tìm thấy trên vùng đất này của Brazil.

[Phát hiện hóa thạch loài thú răng chạm có niên đại 600.000 năm]

Các mẫu hóa thạch của các động vật đã tuyệt chủng, có đặc điểm giống một số loài như Tatu (Dasypodidae), con lười, thú ăn kiến, cá sấu, thú có túi và động vật móng guốc (họ ngựa).

Trong khi đó, một số mẫu hóa thạch khác được liên tưởng đến các loài động vật trong khoa học viễn tưởng, như các con “chim ăn thịt," với mỏ dài và sắc, không biết bay và có chiều cao lên tới 2m.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy hóa thạch của ba loài sinh vật không có bất kỳ sự tương đồng nào với các sinh vật ngày nay, được gọi là Sparassodonte. Chúng là những con thú săn mồi ăn thịt, với răng hàm sắc nhọn và răng nanh lớn, một vài con trong số đó có kích thước to bằng con báo.

Các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm thấy thêm các mẫu hóa thạch động vật tại khu vực này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục