Phát hiện hành tinh giống sao Mộc hình thành cách đây 20 triệu năm

Việc phát hiện ra 51 Eridani b sẽ tạo cơ hội cho các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về một hành tinh hiện vẫn đang phải chịu tác động do những điều kiện hình thành ban đầu của nó.
Phát hiện hành tinh giống sao Mộc hình thành cách đây 20 triệu năm ảnh 1Hành tinh 51 Eridani b. (Nguồn: independent.co.uk)

Các nhà thiên văn học của Mỹ ngày 13/8 thông báo đã phát hiện một hành tinh mới rất giống sao Mộc nằm cách Trái Đất 100 năm ánh sáng.

Phát hiện mới này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình hình thành của các hành tinh.

Được đặt tên là 51 Eridani b, đây là hành tinh đầu tiên được các nhà thiên văn học phát hiện nhờ một công cụ mới có tên gọi "Kính thiên văn quang học Gemini" (GPI).

Nằm trong lớp vỏ bọc là khí mêtan, hành tinh này có khối lượng gấp khoảng hai lần sao Mộc, ngôi sao lớn nhất trong Thái Dương Hệ và chứa một lượng khí mêtan lớn chưa từng thấy trong bầu khí quyển của một hành tinh ngoài Trái Đất.

Theo các nhà thiên văn học, 51 Eridani b được hình thành cách đây 40 triệu năm sau khi loài khủng long trên Trái Đất tuyệt chủng.

Nhiệt độ trên hành tinh này vào khoảng 800 độ Fahrenheit (427 độ C), đủ nóng để làm chì tan chảy.

Ngôi sao mà nó xoay quanh có tên là 51 Eridani hình thành cách đây 20 triệu năm, ít tuổi hơn so với Mặt Trời (hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm).

Theo Phó giáo sư Travis Barman thuộc Đại học Arizona (Mỹ), đây là hành tinh mới đầu tiên có hình dạng giống sao Mộc, một hành tinh có từ cách đây hàng tỷ năm và là phát hiện quan trọng nhất của các nhà khoa học về sự hình thành của ngôi sao này.

Cùng quan điểm trên, nhà thiên văn học Bruce Macintosh thuộc Đại học Stanford cho rằng việc phát hiện ra 51 Eridani b sẽ tạo cơ hội cho các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về một hành tinh hiện vẫn đang phải chịu tác động do những điều kiện hình thành ban đầu của nó./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục