Các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra ba yếu tố gây ra nguy cơ di truyền đối với căn bệnh ung thư tinh hoàn - một căn bệnh phổ biến ở những người đàn ông trẻ tuổi.
Đây là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature ngày 13/6.
Những gen xác định được gọi là TERT, ATF7IP và DMRT1. Hai loại gen TERT và ATF7IP có vai trò quan trọng trong việc duy trì chiều dài chuẩn của các đoạn kết chuỗi nhiễm sắc thể, hay vẫn gọi là telmeres. Còn gen thứ ba DMRT1 có vai trò quan trọng trong quyết định giới tính.
Các nhà khoa học Anh thuộc Viện nghiên cứu ung thư (ICR) đã nghiên cứu các bản đồ gen của khoảng 6.000 người đàn ông, một số có và một số không bị mắc bệnh ung thư tinh hoàn, và đã phát hiện thấy các biến thể di truyền vốn rất phổ biến ở các bệnh nhân ung thư.
Giáo sư Nazneen Rahman, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu nói rằng: "Những gen ở các khu vực này đem lại cho chúng ta manh mối về các cơ chế phát triển của bệnh ung thư tinh hoàn. Điều này có thể cho phép chúng ta đưa ra các giải pháp điều trị mới."
Bệnh ung thư tinh hoàn phần lớn chỉ xảy ra đối với những người đàn ông da trắng và có rất ít trường hợp người châu Phi và châu Á bị mắc phải bệnh này.
Bệnh này phổ biến ở những người đàn ông ở độ tuổi từ 15 đến 45 và được xem là một trong những loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện sớm.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, các phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ và những tác dụng phụ này sẽ kéo dài trong suốt quá trình điều trị./.
Đây là kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature ngày 13/6.
Những gen xác định được gọi là TERT, ATF7IP và DMRT1. Hai loại gen TERT và ATF7IP có vai trò quan trọng trong việc duy trì chiều dài chuẩn của các đoạn kết chuỗi nhiễm sắc thể, hay vẫn gọi là telmeres. Còn gen thứ ba DMRT1 có vai trò quan trọng trong quyết định giới tính.
Các nhà khoa học Anh thuộc Viện nghiên cứu ung thư (ICR) đã nghiên cứu các bản đồ gen của khoảng 6.000 người đàn ông, một số có và một số không bị mắc bệnh ung thư tinh hoàn, và đã phát hiện thấy các biến thể di truyền vốn rất phổ biến ở các bệnh nhân ung thư.
Giáo sư Nazneen Rahman, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu nói rằng: "Những gen ở các khu vực này đem lại cho chúng ta manh mối về các cơ chế phát triển của bệnh ung thư tinh hoàn. Điều này có thể cho phép chúng ta đưa ra các giải pháp điều trị mới."
Bệnh ung thư tinh hoàn phần lớn chỉ xảy ra đối với những người đàn ông da trắng và có rất ít trường hợp người châu Phi và châu Á bị mắc phải bệnh này.
Bệnh này phổ biến ở những người đàn ông ở độ tuổi từ 15 đến 45 và được xem là một trong những loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi, nếu được phát hiện sớm.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, các phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ và những tác dụng phụ này sẽ kéo dài trong suốt quá trình điều trị./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)