Các nhà khoa học thuộc Trung tâm phòng chống ung thư, Đại học Trung Sơn (Trung Quốc) và Trung tâm nghiên cứu hệ gen Singapore vừa phát hiện ba loại gen mới gây ung thư vòm họng mang tính ngoại lai.
Phát hiện trên giúp các nhà khoa học từng bước xác định mối quan hệ giữa gen kháng nguyên (HLA) với nguy cơ phát bệnh ung thư vòm họng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra ba loại gen mới này trên cơ sở tiến hành đối chiếu giữa gen của hơn 5.000 bệnh nhân ung thư vòm họng mang tính ngoại lai với gen của hơn 5.000 đối tượng bình thường. Tất cả gen trên đã được các nhà khoa học tiến hành lựa chọn trong số những người mắc bệnh ung thư vòm họng và những người bình thường ở khu vực Hoa Nam, Trung Quốc bắt đầu từ năm 2005.
Nhà khoa học Tăng Ích Tân, thuộc Trung tâm phòng chống ung thư, Đại học Trung Sơn cho biết, chẩn đoán sớm là nhân tố then chốt trong điều trị ung thư vòm họng.
Trước kia bệnh nhân ung thư vòm họng thường đến giai đoạn cuối mới phát hiện, vì thế hiệu quả điều trị sẽ không cao. Tuy nhiên, nếu dự báo sớm, khuyến cáo nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao tiến hành kiểm tra định kỳ để có biện pháp can thiệp ngay từ khi bệnh mới hình thành, tỷ lệ điều trị khỏi có thể lên tới 90%.
Ung thư vòm họng mang tính ngoại lai thường gặp hơn so với ung thư vòm họng mang tính di truyền và chiếm khoảng 90% trong nhóm người mắc ung thư vòm họng.
Phát hiện trên đặt nền móng cho công tác nghiên cứu chế tạo chip gen giúp dự báo nguy cơ phát bệnh ung thư vòm họng và nâng cao tỷ lệ chẩn đoán sớm căn bệnh này./.
Phát hiện trên giúp các nhà khoa học từng bước xác định mối quan hệ giữa gen kháng nguyên (HLA) với nguy cơ phát bệnh ung thư vòm họng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra ba loại gen mới này trên cơ sở tiến hành đối chiếu giữa gen của hơn 5.000 bệnh nhân ung thư vòm họng mang tính ngoại lai với gen của hơn 5.000 đối tượng bình thường. Tất cả gen trên đã được các nhà khoa học tiến hành lựa chọn trong số những người mắc bệnh ung thư vòm họng và những người bình thường ở khu vực Hoa Nam, Trung Quốc bắt đầu từ năm 2005.
Nhà khoa học Tăng Ích Tân, thuộc Trung tâm phòng chống ung thư, Đại học Trung Sơn cho biết, chẩn đoán sớm là nhân tố then chốt trong điều trị ung thư vòm họng.
Trước kia bệnh nhân ung thư vòm họng thường đến giai đoạn cuối mới phát hiện, vì thế hiệu quả điều trị sẽ không cao. Tuy nhiên, nếu dự báo sớm, khuyến cáo nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao tiến hành kiểm tra định kỳ để có biện pháp can thiệp ngay từ khi bệnh mới hình thành, tỷ lệ điều trị khỏi có thể lên tới 90%.
Ung thư vòm họng mang tính ngoại lai thường gặp hơn so với ung thư vòm họng mang tính di truyền và chiếm khoảng 90% trong nhóm người mắc ung thư vòm họng.
Phát hiện trên đặt nền móng cho công tác nghiên cứu chế tạo chip gen giúp dự báo nguy cơ phát bệnh ung thư vòm họng và nâng cao tỷ lệ chẩn đoán sớm căn bệnh này./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)