Qua thăm dò và khai quật tại hang Diêm, các nhà khoa học đã phát hiện được di cốt người tiền sử. Hang Diêm nằm cách hang Con Moong khoảng 1,5km, đây là hang động có quan hệ chặt chẽ với hang Cong Moong và thuộc hệ thống di tích hang động tiền sử Thành Yên và cùng nằm trên xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Đây là kết quả mới nhất trong đợt thăm dò khảo cổ tại hang Con Moong từ ngày 8-28/11 do Viện Khảo cổ học phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Nga thực hiện.
Cùng với việc phát hiện hang Diêm, trong đợt khai quật này các nhà khoa học đã tiến hành khai quật khảo cổ tại hang Con Moong và hang Ma Chiêng, thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành.
Qua khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã thu được nhiều hiện vật như: công cụ bằng đá cuội ghè đẽo, rìu đá mài toàn thân, mảnh tước bằng đá sa thạch và xương, răng động vật.
Những kết quả sau khi khai quật khảo cổ sẽ là tư liệu quý giá để giúp cho tỉnh Thanh Hóa sớm hoàn thiện hồ sơ khoa học trình chính phủ công nhận hang Con Moong là di tích cấp quốc gia đặc biệt và xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận di chỉ này là di sản văn hóa thế giới.
Hang Con Moong được phát hiện vào năm 1974 và năm 1976 được khai quật lần đầu tiên. Đây là một hang đá nằm tại địa phận xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nhận định của các nhà khoa học, hang Con Moong cùng với động Người Xưa, hang Đắng, mái đá Mộc Long và hang Lai tại thành một quần thể di tích cho thấy một cộng đồng dân cư cư trú trong một thung lũng rộng lớn, có sự thay đổi về dân số, vị trí cư trú và phương thức sản xuất và cộng đồng này góp phần tạo nên văn hóa Đa Bút.
Qua các lần khai quật trước các nhà khoa học đã phát hiện một số ngôi mộ có di cốt người. Từ năm 2006, Chính phủ đã đồng ý lập hồ sơ đề cử hang Con Moong là di sản văn hóa thế giới./.
Đây là kết quả mới nhất trong đợt thăm dò khảo cổ tại hang Con Moong từ ngày 8-28/11 do Viện Khảo cổ học phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Nga thực hiện.
Cùng với việc phát hiện hang Diêm, trong đợt khai quật này các nhà khoa học đã tiến hành khai quật khảo cổ tại hang Con Moong và hang Ma Chiêng, thuộc xã Thành Yên, huyện Thạch Thành.
Qua khai quật khảo cổ, các nhà khoa học đã thu được nhiều hiện vật như: công cụ bằng đá cuội ghè đẽo, rìu đá mài toàn thân, mảnh tước bằng đá sa thạch và xương, răng động vật.
Những kết quả sau khi khai quật khảo cổ sẽ là tư liệu quý giá để giúp cho tỉnh Thanh Hóa sớm hoàn thiện hồ sơ khoa học trình chính phủ công nhận hang Con Moong là di tích cấp quốc gia đặc biệt và xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận di chỉ này là di sản văn hóa thế giới.
Hang Con Moong được phát hiện vào năm 1974 và năm 1976 được khai quật lần đầu tiên. Đây là một hang đá nằm tại địa phận xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nhận định của các nhà khoa học, hang Con Moong cùng với động Người Xưa, hang Đắng, mái đá Mộc Long và hang Lai tại thành một quần thể di tích cho thấy một cộng đồng dân cư cư trú trong một thung lũng rộng lớn, có sự thay đổi về dân số, vị trí cư trú và phương thức sản xuất và cộng đồng này góp phần tạo nên văn hóa Đa Bút.
Qua các lần khai quật trước các nhà khoa học đã phát hiện một số ngôi mộ có di cốt người. Từ năm 2006, Chính phủ đã đồng ý lập hồ sơ đề cử hang Con Moong là di sản văn hóa thế giới./.
Nguyễn Mai Hương (TTXVN)