Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên, trong đợt khảo sát khảo cổ học cuối tuần qua tại huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ, Đoàn khảo cổ học của Bảo tàng Thái Nguyên và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện nhiều hang động có dấu tích người Việt cổ sinh sống,
Trong đó, đáng chú ý nhất là sự phát hiện các di vật cổ ở hang Ốc, thuộc địa bàn xóm Phố, xã Bình Long (huyện Võ Nhai).
Tại hang Ốc - nơi có diện tích hơn 100m2, đoàn khảo cổ đã phát hiện và sưu tầm được hơn 300 di vật đá cùng rất nhiều vỏ ốc bị chặt đuôi, xương, răng động vật và các loại như công cụ chặt thô, nạo, dao, cuốc…
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy đây là dấu tích của người tiền sử có niên đại ít nhất cách đây từ 7000 đến 8000 năm; những vỏ ốc bị chặt đuôi, xương động vật là những tàn tích thức ăn của người xưa. Ngoài ra, đoàn khảo cổ cũng phát hiện được những mảnh gốm thời kim khí chứng tỏ hang được sử dụng làm nơi cư trú của cư dân thời đại kim khí cách thời đại ngày nay khoảng 3.000 năm.
Theo các nhà khảo cổ, đây là di tích rất quan trọng, cần được quan tâm khai quật cũng như bảo tồn bởi hang Ốc có tầng lớp văn hóa dầy, chứa đựng những hiện vật của nhiều thời đại, hứa hẹn sẽ cung cấp những nhận thức mới về sự phát triển liên tục của văn hóa tiền sử Thái Nguyên và Việt Nam...
Từ những năm 1980, cũng tại huyện Võ Nhai, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người Việt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm thuộc xã Thần Sa.
Hiện di chỉ khảo cổ học này đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia và trở thành một trong những “điểm nhấn” quan trọng trong hệ thống các điểm du lịch trên địa bàn./.
Trong đó, đáng chú ý nhất là sự phát hiện các di vật cổ ở hang Ốc, thuộc địa bàn xóm Phố, xã Bình Long (huyện Võ Nhai).
Tại hang Ốc - nơi có diện tích hơn 100m2, đoàn khảo cổ đã phát hiện và sưu tầm được hơn 300 di vật đá cùng rất nhiều vỏ ốc bị chặt đuôi, xương, răng động vật và các loại như công cụ chặt thô, nạo, dao, cuốc…
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy đây là dấu tích của người tiền sử có niên đại ít nhất cách đây từ 7000 đến 8000 năm; những vỏ ốc bị chặt đuôi, xương động vật là những tàn tích thức ăn của người xưa. Ngoài ra, đoàn khảo cổ cũng phát hiện được những mảnh gốm thời kim khí chứng tỏ hang được sử dụng làm nơi cư trú của cư dân thời đại kim khí cách thời đại ngày nay khoảng 3.000 năm.
Theo các nhà khảo cổ, đây là di tích rất quan trọng, cần được quan tâm khai quật cũng như bảo tồn bởi hang Ốc có tầng lớp văn hóa dầy, chứa đựng những hiện vật của nhiều thời đại, hứa hẹn sẽ cung cấp những nhận thức mới về sự phát triển liên tục của văn hóa tiền sử Thái Nguyên và Việt Nam...
Từ những năm 1980, cũng tại huyện Võ Nhai, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người Việt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm thuộc xã Thần Sa.
Hiện di chỉ khảo cổ học này đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia và trở thành một trong những “điểm nhấn” quan trọng trong hệ thống các điểm du lịch trên địa bàn./.
Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)