Một kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy trên bề mặt vệ tinh Titan của sao Thổ có thể tồn tại phân tử hữu cơ phức tạp giúp hợp thành các đơn vị cơ bản hình thành sự sống.
Để tìm hiểu phản ứng hóa học sẽ sản sinh những phẩn tử nào trong môi trường phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tiến hành mô phỏng các phản ứng hóa học xảy ra ở tầng khí quyển Titan giàu khí nitơ.
Kết quả mô phỏng cho thấy phản ứng đã sản sinh các phân tử phức tạp khác nhau bao gồm axit amin và nucleotide.
Đây là lần đầu tiên trong thí nghiệm mô phỏng tầng khí quyển, các nhà khoa học tạo phản ứng hóa học sản sinh các vật chất kể trên trong điều kiện không có sự tham gia của nước.
Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu trên cho thấy tầng khí quyển của Titan có thể đang đóng một vai trò "kho dự trữ" của các phân tử vật chất sự sống hiện nay. Những vật chất này có thể trở thành cơ sở của sự sống trong tương lai.
Phát hiện trên đã mang lại những phương pháp và gợi ý mới trong nghiên cứu khởi nguyên sự sống trên Trái Đất./.
Để tìm hiểu phản ứng hóa học sẽ sản sinh những phẩn tử nào trong môi trường phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tiến hành mô phỏng các phản ứng hóa học xảy ra ở tầng khí quyển Titan giàu khí nitơ.
Kết quả mô phỏng cho thấy phản ứng đã sản sinh các phân tử phức tạp khác nhau bao gồm axit amin và nucleotide.
Đây là lần đầu tiên trong thí nghiệm mô phỏng tầng khí quyển, các nhà khoa học tạo phản ứng hóa học sản sinh các vật chất kể trên trong điều kiện không có sự tham gia của nước.
Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu trên cho thấy tầng khí quyển của Titan có thể đang đóng một vai trò "kho dự trữ" của các phân tử vật chất sự sống hiện nay. Những vật chất này có thể trở thành cơ sở của sự sống trong tương lai.
Phát hiện trên đã mang lại những phương pháp và gợi ý mới trong nghiên cứu khởi nguyên sự sống trên Trái Đất./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)