Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Tokyo, Nhật Bản mới đây cho biết họ đã phát hiện ra đặc điểm mới của những người mắc bệnh tự kỷ.
Đó là những người này thường chú trọng đến nội dung trò chuyện khi muốn phán đoán thái độ của đối tượng giao tiếp có thân thiện hay không, trong khi những người bình thường lại nghiêng về các thông tin đối ngoại như biểu cảm, âm thanh.
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Public Library of Science One số ra mới đây.
Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã để 15 người mắc bệnh tự kỷ là nam giới trưởng thành và không có trở ngại về trí lực xem những hình ảnh khác nhau. Diễn viên trong các hình ảnh này lần lượt với khuôn mặt rạng rỡ, nói ra những từ tiêu cực như “rắc rối rồi,” hoặc dùng vẻ mặt và âm thanh đáng sợ để nói những từ khẳng định như “tuyệt vời.” Sau đó họ hỏi những người trên xem thái độ của diễn viễn nào là thân thiện.
Kết quả cho thấy những người tự kỷ thường dựa vào nội dung từ vựng để phán đoán đối tượng có thân thiện hay không. Trong khi kết quả thí nghiệm tương tự với 17 nam giới khỏe mạnh và bình thường thì hoàn toàn ngược lại, họ chú trọng hơn đến nét biểu cảm của đối tượng giao tiếp.
Kết quả này đem lại hy vọng giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh tự kỷ trong tương lai./.
Đó là những người này thường chú trọng đến nội dung trò chuyện khi muốn phán đoán thái độ của đối tượng giao tiếp có thân thiện hay không, trong khi những người bình thường lại nghiêng về các thông tin đối ngoại như biểu cảm, âm thanh.
Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Public Library of Science One số ra mới đây.
Các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã để 15 người mắc bệnh tự kỷ là nam giới trưởng thành và không có trở ngại về trí lực xem những hình ảnh khác nhau. Diễn viên trong các hình ảnh này lần lượt với khuôn mặt rạng rỡ, nói ra những từ tiêu cực như “rắc rối rồi,” hoặc dùng vẻ mặt và âm thanh đáng sợ để nói những từ khẳng định như “tuyệt vời.” Sau đó họ hỏi những người trên xem thái độ của diễn viễn nào là thân thiện.
Kết quả cho thấy những người tự kỷ thường dựa vào nội dung từ vựng để phán đoán đối tượng có thân thiện hay không. Trong khi kết quả thí nghiệm tương tự với 17 nam giới khỏe mạnh và bình thường thì hoàn toàn ngược lại, họ chú trọng hơn đến nét biểu cảm của đối tượng giao tiếp.
Kết quả này đem lại hy vọng giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh tự kỷ trong tương lai./.
Thùy Linh (Vietnam+)