Bảo tàng Nam Định vừa phát hiện một đạo sắc phong cổ quý hiếm do vua Thiệu Trị triều Nguyễn truy phong vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn vào năm 1845.
Hiện vật này đang được ông Bùi Minh Quang (thôn Nhì Giáp, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), hội viên Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam, lưu giữ cẩn thận.
Theo xác định của các cán bộ Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm thuộc Bảo tàng Nam Định, đạo sắc phong trên có hình chữ nhật, kích thước 121x50cm được làm bằng chất liệu giấy dó mịn màu vàng đậm, ở riềm đã bị mối, mọt và rách.
Mặt trước gồm hai phần: riềm sắc phong rộng 4cm trang trí văn triện; mặt sắc phong vẽ hình rồng ẩn trong mây, kết hợp hoa văn sóng nước. Thân rồng uốn lượn, đầu ngẩng chầu về chữ Thọ ở giữa sắc phong, đuôi cuộn trong hướng lên trên. Bốn góc sắc phong là 4 ô hình học, mỗi ô vẽ 5 chữ Thọ (kiểu chữ Triện), ở giữa ô là hình chim phượng, xung quanh là các hoa văn hình học.
Sắc phong có 9 dòng chữ Hán (kiểu chữ Chân). Dấu triện "Sắc mệnh chi bảo" màu đỏ được đóng đè lên thời gian của niên hiệu. Ngoài ra, trên mặt sắc còn có 4 dòng chữ Hán bằng mực hồng do người đời sau viết thêm vào.
Mặt sau của đạo sắc phong cũng gồm 2 phần: riềm in hoa văn kỳ hà và mặt thân vẽ đề tài tứ linh. Phía tên mặt thân là hình rồng vờn mây, bên phải là chim phuợng, bên trái là hình kỳ lân, phía dưới là hình rùa, dưới cùng là hoa văn sóng nước. Tứ linh chàu vào 2 chữ Thọ (kiểu chữ Triện).
Nội dung tạm dịch nghĩa là: "Sắc phong cho Chí Trung Đại nghĩa Hồng Huân Hưng Đạo thượng đẳng thần. Thần cứu nước giúp dân, nhiều lần linh ứng, đã nhiều lần được ban tặng sắc phong, cho được phụng thờ. Năm Minh Mệnh 21 (1841), Thánh tổ nhân Hoàng đế ta (vua Minh Mệnh) mừng thọ ngũ tuần, đã ban tặng nhiều sắc quý để tỏ rõ ơn vua, lầm lễ phong phẩm trật ban cho (thần). Nay, trẫm thừa kế mệnh lớn, cũng kính nghĩ đến công lao to lớn của thần, bèn gia tặng thêm phẩm trật: Chí Trung Đại nghĩa Hồng Huân Vĩ liệt thượng đẳng thần" (hết mực trung thành, nêu cao đại nghĩa, công lao to lớn, rực rỡ oanh liệt, là bậc Thượng đẳng thần). Chuẩn cho xã Bảo Lộc, huyện Mỹ Lộc được thờ phụng như cũ. Ơn thần ngõ hầu cứu giúp, bảo vệ muôn dân cho trẫm. Kính thay. Ngày 20 tháng 5 năm Thiệu Trị 4 (1845)."
Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm và nội dung sắc phong và đối chiếu với một số sắc phong thời Thiệu Trị hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Nam Định, các chuyên gia khẳng định hình thức, kích thước, hoa văn trang trí, bố cục, thư pháp... của sắc phong này hoàn toàn phù hợp với những quy chuẩn của sắc phong triều Nguyễn nói chung và sắc phong thời Thiệu Trị nói riêng.
Về nội dung, đây là sắc phong cho Hưng Đạo thượng đẳng thần thêm 2 mỹ tự là "Vĩ liệt." Tìm hiểu các di tích thờ Hưng Đạo Đại vương trên vùng đất xã Bảo Lộc xưa (nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), các chuyên gia cho rằng sắc phong có thể có nguồn gốc từ đền An Lạc (nay là đền Bảo Lộc) và có thể bị thất lạc trong quá trình di chuyển và xây dựng lại ngôi đền này vào năm 1928-1929.
Ngoài ra, sau khi tìm hiểu các di vật hiện có tại di tích đền Bảo Lộc, các chuyên gia cho biết sắc phong trên có niên đại sớm nhất ban cho Hưng Đạo Đại vương./.
Hiện vật này đang được ông Bùi Minh Quang (thôn Nhì Giáp, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), hội viên Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu sưu tầm cổ vật Việt Nam, lưu giữ cẩn thận.
Theo xác định của các cán bộ Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm thuộc Bảo tàng Nam Định, đạo sắc phong trên có hình chữ nhật, kích thước 121x50cm được làm bằng chất liệu giấy dó mịn màu vàng đậm, ở riềm đã bị mối, mọt và rách.
Mặt trước gồm hai phần: riềm sắc phong rộng 4cm trang trí văn triện; mặt sắc phong vẽ hình rồng ẩn trong mây, kết hợp hoa văn sóng nước. Thân rồng uốn lượn, đầu ngẩng chầu về chữ Thọ ở giữa sắc phong, đuôi cuộn trong hướng lên trên. Bốn góc sắc phong là 4 ô hình học, mỗi ô vẽ 5 chữ Thọ (kiểu chữ Triện), ở giữa ô là hình chim phượng, xung quanh là các hoa văn hình học.
Sắc phong có 9 dòng chữ Hán (kiểu chữ Chân). Dấu triện "Sắc mệnh chi bảo" màu đỏ được đóng đè lên thời gian của niên hiệu. Ngoài ra, trên mặt sắc còn có 4 dòng chữ Hán bằng mực hồng do người đời sau viết thêm vào.
Mặt sau của đạo sắc phong cũng gồm 2 phần: riềm in hoa văn kỳ hà và mặt thân vẽ đề tài tứ linh. Phía tên mặt thân là hình rồng vờn mây, bên phải là chim phuợng, bên trái là hình kỳ lân, phía dưới là hình rùa, dưới cùng là hoa văn sóng nước. Tứ linh chàu vào 2 chữ Thọ (kiểu chữ Triện).
Nội dung tạm dịch nghĩa là: "Sắc phong cho Chí Trung Đại nghĩa Hồng Huân Hưng Đạo thượng đẳng thần. Thần cứu nước giúp dân, nhiều lần linh ứng, đã nhiều lần được ban tặng sắc phong, cho được phụng thờ. Năm Minh Mệnh 21 (1841), Thánh tổ nhân Hoàng đế ta (vua Minh Mệnh) mừng thọ ngũ tuần, đã ban tặng nhiều sắc quý để tỏ rõ ơn vua, lầm lễ phong phẩm trật ban cho (thần). Nay, trẫm thừa kế mệnh lớn, cũng kính nghĩ đến công lao to lớn của thần, bèn gia tặng thêm phẩm trật: Chí Trung Đại nghĩa Hồng Huân Vĩ liệt thượng đẳng thần" (hết mực trung thành, nêu cao đại nghĩa, công lao to lớn, rực rỡ oanh liệt, là bậc Thượng đẳng thần). Chuẩn cho xã Bảo Lộc, huyện Mỹ Lộc được thờ phụng như cũ. Ơn thần ngõ hầu cứu giúp, bảo vệ muôn dân cho trẫm. Kính thay. Ngày 20 tháng 5 năm Thiệu Trị 4 (1845)."
Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm và nội dung sắc phong và đối chiếu với một số sắc phong thời Thiệu Trị hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Nam Định, các chuyên gia khẳng định hình thức, kích thước, hoa văn trang trí, bố cục, thư pháp... của sắc phong này hoàn toàn phù hợp với những quy chuẩn của sắc phong triều Nguyễn nói chung và sắc phong thời Thiệu Trị nói riêng.
Về nội dung, đây là sắc phong cho Hưng Đạo thượng đẳng thần thêm 2 mỹ tự là "Vĩ liệt." Tìm hiểu các di tích thờ Hưng Đạo Đại vương trên vùng đất xã Bảo Lộc xưa (nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), các chuyên gia cho rằng sắc phong có thể có nguồn gốc từ đền An Lạc (nay là đền Bảo Lộc) và có thể bị thất lạc trong quá trình di chuyển và xây dựng lại ngôi đền này vào năm 1928-1929.
Ngoài ra, sau khi tìm hiểu các di vật hiện có tại di tích đền Bảo Lộc, các chuyên gia cho biết sắc phong trên có niên đại sớm nhất ban cho Hưng Đạo Đại vương./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)