Các nhà khoa học vừa phát hiện chùm thiên hà cực lớn gồm hàng trăm thiên hà khác nhau, cách Trái Đất 7 tỷ năm ánh sáng, có kích thước lớn gấp 800.000 tỷ kích thước của Mặt Trời.
Các nhà khoa học đã đặt tên chùm thiên hà này là SPT-CL J0546-5345. Đây là chùm thiên hà có kích thước lớn nhất và ở khoảng cách rất xa so với Trái Đất đã được phát hiện từ trước đến nay.
Tuy nhiên, chùm thiên hà PT-CL J0546-5345 đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nó đang bị lão hóa. Điều này cho thấy thiên hà này nhất định được hình thành trong khoảng thời gian 2 tỷ năm sau sự hình thành của vũ trụ.
Việc quan sát và thăm dò các dữ liệu liên quan đến chùm thiên hà PT-CL J0546-5345 có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà khoa học từng bước lý giải vai trò ảnh hưởng của vật chất tối và năng lượng tối đối với sự hình thành của kết cấu vũ trụ./.
Các nhà khoa học đã đặt tên chùm thiên hà này là SPT-CL J0546-5345. Đây là chùm thiên hà có kích thước lớn nhất và ở khoảng cách rất xa so với Trái Đất đã được phát hiện từ trước đến nay.
Tuy nhiên, chùm thiên hà PT-CL J0546-5345 đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nó đang bị lão hóa. Điều này cho thấy thiên hà này nhất định được hình thành trong khoảng thời gian 2 tỷ năm sau sự hình thành của vũ trụ.
Việc quan sát và thăm dò các dữ liệu liên quan đến chùm thiên hà PT-CL J0546-5345 có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà khoa học từng bước lý giải vai trò ảnh hưởng của vật chất tối và năng lượng tối đối với sự hình thành của kết cấu vũ trụ./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)