Cuộc thăm dò khai quật khảo cổ học tại khu di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã phát lộ nhiều di vật và vết tích kiến trúc cổ, giúp các nhà khảo cổ học có thêm các thông tin chính xác về di sản này.
Ngày 14/12, ông Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết, sau hơn hai tháng, công tác thăm dò, khai quật khảo cổ học 100m2 khu vực Thành nội và 30m2 La thành thuộc khu di sản Thành nhà Hồ do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ và Viện Khảo cổ học thực hiện đã hoàn thành sơ bộ.
Sau khi tiến hành khai quật mở hai hố trong khu vực Thành nội và một hố ở khu vực La thành, các nhà khoa học đã phát hiện các vết tích kiến trúc thuộc thời Trần, Hồ và thời Lê như sân lát gạch, các trụ chân tảng bằng đá được làm trên cơ sở sử dụng lại vật liệu kiến trúc của thời Hồ (ngói mũi sen, ngói mũi vát, gạch bìa...).
Ở độ sâu 2m (từ lớp mặt trở xuống), các nhà khảo cổ còn tìm thấy vết tích rãnh thoát nước thời Hồ. Đặc biệt, tại hố khai quật số 2 (mở tại góc Đông Nam khu vực Thành nội trên diện tích 50m2) phát hiện hàng đá kè nền (đá cát kết) với chiều dài xuất lộ là 10m và còn tiếp tục ăn sâu vào hai vách phía Tây và phía Đông hố khai quật.
Ngoài ra, đoàn khai quật còn thấy xuất lộ hàng gạch lát nền thời Hồ với những viên gạch vuông, kích thước mỗi cạnh 50cm, dày 8cm.
Tại khu vực di tích La thành, sau khi bóc các lớp đất (ở độ sâu 4,5m từ lớp mặt trở xuống), các nhà khảo cổ đã xác định được bảy lớp đất cấu tạo nên La thành, chủ yếu là những lớp đất sét màu vàng được luyện rất kỹ, ít tạp chất nên có độ dẻo và độ gắn kết rất cao.
Sau khi tiến hành các bước nghiên cứu, đo vẽ, chụp ảnh hiện trạng, các hố khai quật này đã được san lấp trả lại mặt bằng, bảo vệ cảnh quan của khu di tích.
Những di vật và vết tích kiến trúc xuất lộ trong lần thăm dò, khai quật khảo cổ học lần này sẽ giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý để có được các thông tin chính xác trong việc nghiên cứu và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ trong quá trình đề cử Di sản văn hóa thế giới./.
Ngày 14/12, ông Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết, sau hơn hai tháng, công tác thăm dò, khai quật khảo cổ học 100m2 khu vực Thành nội và 30m2 La thành thuộc khu di sản Thành nhà Hồ do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ và Viện Khảo cổ học thực hiện đã hoàn thành sơ bộ.
Sau khi tiến hành khai quật mở hai hố trong khu vực Thành nội và một hố ở khu vực La thành, các nhà khoa học đã phát hiện các vết tích kiến trúc thuộc thời Trần, Hồ và thời Lê như sân lát gạch, các trụ chân tảng bằng đá được làm trên cơ sở sử dụng lại vật liệu kiến trúc của thời Hồ (ngói mũi sen, ngói mũi vát, gạch bìa...).
Ở độ sâu 2m (từ lớp mặt trở xuống), các nhà khảo cổ còn tìm thấy vết tích rãnh thoát nước thời Hồ. Đặc biệt, tại hố khai quật số 2 (mở tại góc Đông Nam khu vực Thành nội trên diện tích 50m2) phát hiện hàng đá kè nền (đá cát kết) với chiều dài xuất lộ là 10m và còn tiếp tục ăn sâu vào hai vách phía Tây và phía Đông hố khai quật.
Ngoài ra, đoàn khai quật còn thấy xuất lộ hàng gạch lát nền thời Hồ với những viên gạch vuông, kích thước mỗi cạnh 50cm, dày 8cm.
Tại khu vực di tích La thành, sau khi bóc các lớp đất (ở độ sâu 4,5m từ lớp mặt trở xuống), các nhà khảo cổ đã xác định được bảy lớp đất cấu tạo nên La thành, chủ yếu là những lớp đất sét màu vàng được luyện rất kỹ, ít tạp chất nên có độ dẻo và độ gắn kết rất cao.
Sau khi tiến hành các bước nghiên cứu, đo vẽ, chụp ảnh hiện trạng, các hố khai quật này đã được san lấp trả lại mặt bằng, bảo vệ cảnh quan của khu di tích.
Những di vật và vết tích kiến trúc xuất lộ trong lần thăm dò, khai quật khảo cổ học lần này sẽ giúp các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý để có được các thông tin chính xác trong việc nghiên cứu và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ trong quá trình đề cử Di sản văn hóa thế giới./.
Hoa Mai (TTXVN/Vietnam+)