Các nhà cổ sinh vật học ở Trung Quốc cho biết đã phát hiện con cá bay cổ nhất trên thế giới. Đây là loài sinh vật lạ từng bay lượn trên mặt nước khoảng 240 triệu năm trước để tránh các động vật ăn thịt.
Trong bài viết đăng ngày 31/10 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, các nhà cổ sinh vật học nói rằng quá trình nghiên cứu cho thấy con cá bay được đặt tên Potanichthys xingyiensis này từng sống vào giữa thời kỳ từ 235 đến 242 triệu năm trước và sớm hơn 27 triệu năm so với con cá bay cổ nhất từng được biết đến trước đó được tìm thấy ở châu Âu.
Đồng tác giả nghiên cứu Guang-Hui Xu thuộc Viện khảo cổ học động vật có xương sống ở Trung Quốc nói với AFP rằng con cá bay Potanichthys xingyiensis là "bằng chứng sớm nhất về sự bay liệng trên mặt nước ở những động vật có xương sống."
Loài này đã bay lượn trên mặt nước 80 triệu năm trước khi chim xuất hiện. Các nhà khoa học tin rằng cá bay tiến hóa từ nhu cầu né tránh những cuộc săn mồi của động vật ăn thịt.
Con cá bay mới được đặt tên này chỉ dài 15 cm, có bốn cánh, hai vây ngực lớn và một chiếc vây đuôi lớn hình chữ chi có thể được sử dụng để giúp nó lao lên khỏi mặt nước.
Theo ông Xu, đây là con cá bay đầu tiên từng được tìm thấy ở châu Á trong giai đoạn siêu lục địa Pangaea bắt đầu tách ra thành những lục địa mà chúng ta biết ngày nay.
Con cá bay khác duy nhất từng được biết đến ở kỷ triat được phát hiện ở khu vực biên giới giữa Áo và Italy./.
Trong bài viết đăng ngày 31/10 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, các nhà cổ sinh vật học nói rằng quá trình nghiên cứu cho thấy con cá bay được đặt tên Potanichthys xingyiensis này từng sống vào giữa thời kỳ từ 235 đến 242 triệu năm trước và sớm hơn 27 triệu năm so với con cá bay cổ nhất từng được biết đến trước đó được tìm thấy ở châu Âu.
Đồng tác giả nghiên cứu Guang-Hui Xu thuộc Viện khảo cổ học động vật có xương sống ở Trung Quốc nói với AFP rằng con cá bay Potanichthys xingyiensis là "bằng chứng sớm nhất về sự bay liệng trên mặt nước ở những động vật có xương sống."
Loài này đã bay lượn trên mặt nước 80 triệu năm trước khi chim xuất hiện. Các nhà khoa học tin rằng cá bay tiến hóa từ nhu cầu né tránh những cuộc săn mồi của động vật ăn thịt.
Con cá bay mới được đặt tên này chỉ dài 15 cm, có bốn cánh, hai vây ngực lớn và một chiếc vây đuôi lớn hình chữ chi có thể được sử dụng để giúp nó lao lên khỏi mặt nước.
Theo ông Xu, đây là con cá bay đầu tiên từng được tìm thấy ở châu Á trong giai đoạn siêu lục địa Pangaea bắt đầu tách ra thành những lục địa mà chúng ta biết ngày nay.
Con cá bay khác duy nhất từng được biết đến ở kỷ triat được phát hiện ở khu vực biên giới giữa Áo và Italy./.
Huy Lê (Vietnam+)