Sáng 24/7, tiến sỹ Lâm Quốc Hùng - Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vừa qua lực lượng kiểm tra đã phát hiện một số cơ sở sản xuất bún tươi tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm.
Theo ông Hùng, triển khai kế hoạch giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2013 và thông tin cảnh báo trên các phương tiện thông tin, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, giám sát và lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bún tươi tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội.
Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành lấy 14 mẫu bún tươi (7 mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh và 7 mẫu tại thành phố Hà Nội).
Các mẫu bún trên được lấy để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như Natri sulfit, Natri Benzoate, Foocmol, acid oxalic và hóa chất Tinopal.
Kết quả kiểm tra các mẫu bún tại thành phố Hà Nội không phát hiện mẫu nào có sử dụng hóa chất cấm Tinopal, Formol và các phụ gia (Natri sulfit, Natri Benzoate) đều trong giới hạn cho phép.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng kiểm tra đã phát hiện 7/7 mẫu bún có chất Tinopal, 2/7 mẫu bún có acid oxalic (chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm) và 1/7 mẫu bún có chất bảo quản Natri Benzoat vượt giới hạn cho phép.
Qua kết quả giám sát nêu trên cho thấy một số cơ sở sản xuất bún tươi tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (như chất tẩy trắng Tinopal, acid oxalic…). Các loại thực phẩm truyền thống (bún, bánh phở, bánh canh tươi…) có nguy cơ ô nhiễm hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (như chất tẩy trắng Tinopal, acid oxalic…) ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trước tình hình trên, Cục An toàn Thực phẩm đã chỉ đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp liên ngành tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất bún tươi vi phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, Cục An toàn Thực phẩm yêu cầu Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần mở rộng hoạt động giám sát phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm truyền thống trên địa bàn đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
Khi phát hiện có sai phạm, các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm công khai các cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng.
Cục An toàn Thực phẩm sẽ tiếp tục cập nhật thông tin giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm truyền trong thời gian tới./.
Theo ông Hùng, triển khai kế hoạch giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2013 và thông tin cảnh báo trên các phương tiện thông tin, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, giám sát và lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bún tươi tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội.
Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành lấy 14 mẫu bún tươi (7 mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh và 7 mẫu tại thành phố Hà Nội).
Các mẫu bún trên được lấy để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như Natri sulfit, Natri Benzoate, Foocmol, acid oxalic và hóa chất Tinopal.
Kết quả kiểm tra các mẫu bún tại thành phố Hà Nội không phát hiện mẫu nào có sử dụng hóa chất cấm Tinopal, Formol và các phụ gia (Natri sulfit, Natri Benzoate) đều trong giới hạn cho phép.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng kiểm tra đã phát hiện 7/7 mẫu bún có chất Tinopal, 2/7 mẫu bún có acid oxalic (chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm) và 1/7 mẫu bún có chất bảo quản Natri Benzoat vượt giới hạn cho phép.
Qua kết quả giám sát nêu trên cho thấy một số cơ sở sản xuất bún tươi tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (như chất tẩy trắng Tinopal, acid oxalic…). Các loại thực phẩm truyền thống (bún, bánh phở, bánh canh tươi…) có nguy cơ ô nhiễm hóa chất không được phép trong chế biến thực phẩm (như chất tẩy trắng Tinopal, acid oxalic…) ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trước tình hình trên, Cục An toàn Thực phẩm đã chỉ đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp liên ngành tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất bún tươi vi phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, Cục An toàn Thực phẩm yêu cầu Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần mở rộng hoạt động giám sát phát hiện sớm và xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm truyền thống trên địa bàn đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
Khi phát hiện có sai phạm, các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm công khai các cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng.
Cục An toàn Thực phẩm sẽ tiếp tục cập nhật thông tin giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm truyền trong thời gian tới./.
Thùy Giang (Vietnam+)