Ngành văn hóa-thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An vừa phát hiện 37 sắc phong của triều Tây Sơn.
Các sắc phong bao gồm 3 đạo sắc phong đời vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc), 5 đạo vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) và 29 đạo vua Cảnh Thịnh (Quang Toản). Hầu hết các sắc phong tìm thấy đều đang được lưu giữ tại các di tích, gia phả dòng họ trong nhân dân.
Đây là nguồn tư liệu lịch sử cực kỳ quý hiếm, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử các danh nhân, danh tướng vì sau khi vua Gia Long lật đổ triều này dựng nên triều Nguyễn đã ra lệnh triệt hạ, đốt hết các di tích, giấy tờ, văn bản, phá hoại lăng tẩm, Phượng hoàng Trung Đô… có liên quan đến triều Tây Sơn.
Dòng họ Nguyễn Sĩ (xã Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An) đã có công lưu giữ được các sắc phong của triều Lê Cảnh Hưng và Tây Sơn cho một vị tổ của dòng họ là Nguyễn Sĩ Xung, trong đó, có 3 đạo sắc phong của triều Tây Sơn ban cho Tướng quân Nguyễn Sĩ Xung vì có công lớn trong các chiến trận do vua Quang Trung chỉ huy. Đây là di sản quý hiếm của triều Tây Sơn còn sót lại ở Việt Nam.
Các sắc phong này lại liên quan đến hai di tích thuộc dòng họ Nguyễn Sĩ được xếp hạng quốc gia, cần được bảo vệ lưu giữ và giới thiệu phục vụ cho việc giáo dục truyền thống ở địa phương và cả nước.
Tương tự, dòng họ Đào (ở Lưu Sơn, Đô Lương, Nghệ An) có công lưu giữ được nhiều sắc phong, trong đó có đạo sắc của vua Quang Trung năm thứ 5 (1792) cho Tướng quân Đào Đình Truật.
Tướng quân Đào Đình Truật vào đội tình nguyện Trung quân vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy kéo ra Thăng Long, đánh tan 29 vạn quân Thanh, trên đường trở lại Nghệ An, đến Thanh Hóa thì Tướng quân Đào Đình Truật lâm bệnh mất và an táng luôn tại đó.
Sắc triều Quang Trung ban cho Đào Đình Truật có khổ 50cm x 130cm. Nền Sắc có Rồng ẩn, có bờm hoa văn mây lửa, đuôi xoán có 6 vây đuôi. Toàn nền có ẩn nhiều nốt chấm tròn, hoa văn tinh tú. Sắc còn nguyên vẹn.
Đây cũng là tư liệu hiếm có ở Nghệ Tĩnh được phát hiện sau Sắc phong vua Quang Trung cho Tướng quân Nguyễn Sĩ Xung và một đạo khác vua Quang Trung sắc phong cho Đô đốc Hồ Phi Chấn ở Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Ngoài ra, Nghệ An còn tìm thấy sắc phong vua Cảnh Thịnh cho Nguyễn Tướng Công ở Yên Trường (Vinh Tân, Thành phố Vinh), sắc chỉ vua Cảnh Thịnh bố trí việc binh nhung cho các tướng ở Nghệ An, sắc phong của vua Cảnh Thịnh cho Nguyễn Nhân Mỹ ở Trung Cần (Nam Đàn), sắc vua Cảnh Thịnh phong cho Thành hoàng làng Phú Phong xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu)…
Theo các nhà nghiên cứu, với những gia tộc có người được ban tặng sắc phong ở Nghệ An, thì đây là một chứng tích lưu danh muôn thuở, là báu vật vô giá. Bởi vậy, sắc được coi trọng, bảo quản, lưu giữ cẩn mật, được cất trong ống quyển và đặt vào hộp sơn son thiếp vàng, vẽ hoa văn đẹp đẽ. Hộp sắc được đặt nơi trang nghiêm trên nhang án, trong hậu cung.
Hằng năm, chỉ vào những ngày tế thần, các chức sắc trong làng mới đưa sắc ra đọc, mỗi lần như vậy đều có tế lễ cẩn trọng. Nhiều bản sắc phong đã hàng trăm năm nay vẫn còn giữ được nét tươi đẹp, ánh màu vàng bạc lấp lánh hình rồng phượng và hoa văn mây, tinh tú trên giấy lụa.
Hiện, Nghệ An đã sưu tầm, bảo tồn trong các di tích, gia phả dòng họ được trên 1.500 sắc phong. Thời gian qua, đã có nhiều sắc phong do không được bảo quản tốt và do ý thức người dân chưa coi trọng nên đã bị mối mọt, hư hỏng nhiều.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung dịch thuật, khai thác phục vụ cho nhu cầu đánh giá, tôn vinh các thần, các nhân vật nhằm giáo dục truyền thống cho nhân dân và thế hệ trẻ biết tới công ơn tổ tiên, những người mở nền văn hiến cho quê hương, đất nước./.
Các sắc phong bao gồm 3 đạo sắc phong đời vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc), 5 đạo vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) và 29 đạo vua Cảnh Thịnh (Quang Toản). Hầu hết các sắc phong tìm thấy đều đang được lưu giữ tại các di tích, gia phả dòng họ trong nhân dân.
Đây là nguồn tư liệu lịch sử cực kỳ quý hiếm, giúp cho việc nghiên cứu lịch sử các danh nhân, danh tướng vì sau khi vua Gia Long lật đổ triều này dựng nên triều Nguyễn đã ra lệnh triệt hạ, đốt hết các di tích, giấy tờ, văn bản, phá hoại lăng tẩm, Phượng hoàng Trung Đô… có liên quan đến triều Tây Sơn.
Dòng họ Nguyễn Sĩ (xã Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An) đã có công lưu giữ được các sắc phong của triều Lê Cảnh Hưng và Tây Sơn cho một vị tổ của dòng họ là Nguyễn Sĩ Xung, trong đó, có 3 đạo sắc phong của triều Tây Sơn ban cho Tướng quân Nguyễn Sĩ Xung vì có công lớn trong các chiến trận do vua Quang Trung chỉ huy. Đây là di sản quý hiếm của triều Tây Sơn còn sót lại ở Việt Nam.
Các sắc phong này lại liên quan đến hai di tích thuộc dòng họ Nguyễn Sĩ được xếp hạng quốc gia, cần được bảo vệ lưu giữ và giới thiệu phục vụ cho việc giáo dục truyền thống ở địa phương và cả nước.
Tương tự, dòng họ Đào (ở Lưu Sơn, Đô Lương, Nghệ An) có công lưu giữ được nhiều sắc phong, trong đó có đạo sắc của vua Quang Trung năm thứ 5 (1792) cho Tướng quân Đào Đình Truật.
Tướng quân Đào Đình Truật vào đội tình nguyện Trung quân vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy kéo ra Thăng Long, đánh tan 29 vạn quân Thanh, trên đường trở lại Nghệ An, đến Thanh Hóa thì Tướng quân Đào Đình Truật lâm bệnh mất và an táng luôn tại đó.
Sắc triều Quang Trung ban cho Đào Đình Truật có khổ 50cm x 130cm. Nền Sắc có Rồng ẩn, có bờm hoa văn mây lửa, đuôi xoán có 6 vây đuôi. Toàn nền có ẩn nhiều nốt chấm tròn, hoa văn tinh tú. Sắc còn nguyên vẹn.
Đây cũng là tư liệu hiếm có ở Nghệ Tĩnh được phát hiện sau Sắc phong vua Quang Trung cho Tướng quân Nguyễn Sĩ Xung và một đạo khác vua Quang Trung sắc phong cho Đô đốc Hồ Phi Chấn ở Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Ngoài ra, Nghệ An còn tìm thấy sắc phong vua Cảnh Thịnh cho Nguyễn Tướng Công ở Yên Trường (Vinh Tân, Thành phố Vinh), sắc chỉ vua Cảnh Thịnh bố trí việc binh nhung cho các tướng ở Nghệ An, sắc phong của vua Cảnh Thịnh cho Nguyễn Nhân Mỹ ở Trung Cần (Nam Đàn), sắc vua Cảnh Thịnh phong cho Thành hoàng làng Phú Phong xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu)…
Theo các nhà nghiên cứu, với những gia tộc có người được ban tặng sắc phong ở Nghệ An, thì đây là một chứng tích lưu danh muôn thuở, là báu vật vô giá. Bởi vậy, sắc được coi trọng, bảo quản, lưu giữ cẩn mật, được cất trong ống quyển và đặt vào hộp sơn son thiếp vàng, vẽ hoa văn đẹp đẽ. Hộp sắc được đặt nơi trang nghiêm trên nhang án, trong hậu cung.
Hằng năm, chỉ vào những ngày tế thần, các chức sắc trong làng mới đưa sắc ra đọc, mỗi lần như vậy đều có tế lễ cẩn trọng. Nhiều bản sắc phong đã hàng trăm năm nay vẫn còn giữ được nét tươi đẹp, ánh màu vàng bạc lấp lánh hình rồng phượng và hoa văn mây, tinh tú trên giấy lụa.
Hiện, Nghệ An đã sưu tầm, bảo tồn trong các di tích, gia phả dòng họ được trên 1.500 sắc phong. Thời gian qua, đã có nhiều sắc phong do không được bảo quản tốt và do ý thức người dân chưa coi trọng nên đã bị mối mọt, hư hỏng nhiều.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung dịch thuật, khai thác phục vụ cho nhu cầu đánh giá, tôn vinh các thần, các nhân vật nhằm giáo dục truyền thống cho nhân dân và thế hệ trẻ biết tới công ơn tổ tiên, những người mở nền văn hiến cho quê hương, đất nước./.
Bích Huệ (Vietnam+)