Chiều 4/11, tại Hội trường Ủy ban Nhân dân xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, Hà Giang, đã diễn ra lễ bàn giao 2 chiếc trống đồng cho Bảo tàng văn hóa tỉnh Hà Giang.
Ngày 17/10, trong khi đào mương, anh Giàng A Biên, thôn Nà Lang, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê đã đào được 2 chiếc trống đồng cổ nằm trong lòng đất. Ngày 23/10, vợ chồng Giàng A Biên đã lên Công an huyện Bắc Mê trình báo.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, hai chiếc trống đồng trên là cổ vật có giá trị thuộc trống loại I - Nhóm D Hegơ, niên đại cách ngày nay từ 1.600 - 1.800 năm, có kích thước to nhỏ khác nhau.
Trống to (còn gọi là trống cái) có đường kính mặt 63cm, chiều cao 38cm. Trống nhỏ (còn gọi là trống đực) có đường kính mặt 39cm, cao 25,5cm. Cả hai trống còn tương đối nguyên vẹn. Chính giữa mặt trống là ngôi sao 12 cánh.
Ngoài ra, ở phần tang, thân và chân trống có nhiều loại hình hoa văn như hoa văn hình răng lược, hai vòng tròn đồng tâm, hình thoi lồng nhau, hình quả trám, hình chữ V lồng nhau, hình người hóa trang cách điệu, hình chim lạc... Các mô tuýp hoa văn còn tương đối rõ nét, cả 2 chiếc trống có hình dáng cân đối và được đúc bằng kỹ thuật khuôn hai mang.
Việc phát hiện được 2 chiếc trống đồng cổ đã khẳng định thêm huyện Bắc Mê, Hà Giang có lịch sử về sự sống rất lâu đời của người Việt cổ, giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu về nhiều lĩnh vực lịch sử, dân tộc học, mỹ thuật, âm nhạc./.
Ngày 17/10, trong khi đào mương, anh Giàng A Biên, thôn Nà Lang, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê đã đào được 2 chiếc trống đồng cổ nằm trong lòng đất. Ngày 23/10, vợ chồng Giàng A Biên đã lên Công an huyện Bắc Mê trình báo.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang, hai chiếc trống đồng trên là cổ vật có giá trị thuộc trống loại I - Nhóm D Hegơ, niên đại cách ngày nay từ 1.600 - 1.800 năm, có kích thước to nhỏ khác nhau.
Trống to (còn gọi là trống cái) có đường kính mặt 63cm, chiều cao 38cm. Trống nhỏ (còn gọi là trống đực) có đường kính mặt 39cm, cao 25,5cm. Cả hai trống còn tương đối nguyên vẹn. Chính giữa mặt trống là ngôi sao 12 cánh.
Ngoài ra, ở phần tang, thân và chân trống có nhiều loại hình hoa văn như hoa văn hình răng lược, hai vòng tròn đồng tâm, hình thoi lồng nhau, hình quả trám, hình chữ V lồng nhau, hình người hóa trang cách điệu, hình chim lạc... Các mô tuýp hoa văn còn tương đối rõ nét, cả 2 chiếc trống có hình dáng cân đối và được đúc bằng kỹ thuật khuôn hai mang.
Việc phát hiện được 2 chiếc trống đồng cổ đã khẳng định thêm huyện Bắc Mê, Hà Giang có lịch sử về sự sống rất lâu đời của người Việt cổ, giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu về nhiều lĩnh vực lịch sử, dân tộc học, mỹ thuật, âm nhạc./.
(TTXVN/Vietnam+)