THX ngày 27/9 đưa tin các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một sao chổi có thể sẽ sáng hơn trăng rằm khi nó bay qua bầu trời đêm vào cuối tháng 11/2013.
Sao chổi được đặt tên C/2012 S1 (ISON) này được phát hiện trong những tấm ảnh chụp bởi hai nhà khoa học Vitali Nevski và Artyom Novichonok của Nga nhờ sử dụng kính viễn vọng bức xạ có đường kính 0,4m thuộc Mạng lưới quang học khoa học quốc tế gần thành phố Kislovodsk (Nga).
Sao chổi C/2012 S1 (ISON) đang rất mờ do nó vẫn nằm trong vũ trụ xa gần quỹ đạo Sao Mộc, cách Trái Đất 1 tỷ km, nhưng sẽ sáng dần lên trong những tháng tới.
Khoảng thời gian mà C/2012 S1 ở vị trí gần Mặt Trời nhất vào ngày 28/11/2013 (cách Mặt Trời chưa đầy 1,2 triệu km) có lẽ sẽ gây hứng thú hơn cả khi trở thành một vật thể sáng lóa, đủ sáng để có thể nhìn thấy trong chớp nhoáng vào ban ngày.
Nó sẽ sáng hơn so với sao chổi lớn nhất trong thế kỷ trước là Ikeya-Seki vốn cũng từng gây sự chú ý lớn của giới thiên văn học vào năm 1965./.
Sao chổi được đặt tên C/2012 S1 (ISON) này được phát hiện trong những tấm ảnh chụp bởi hai nhà khoa học Vitali Nevski và Artyom Novichonok của Nga nhờ sử dụng kính viễn vọng bức xạ có đường kính 0,4m thuộc Mạng lưới quang học khoa học quốc tế gần thành phố Kislovodsk (Nga).
Sao chổi C/2012 S1 (ISON) đang rất mờ do nó vẫn nằm trong vũ trụ xa gần quỹ đạo Sao Mộc, cách Trái Đất 1 tỷ km, nhưng sẽ sáng dần lên trong những tháng tới.
Khoảng thời gian mà C/2012 S1 ở vị trí gần Mặt Trời nhất vào ngày 28/11/2013 (cách Mặt Trời chưa đầy 1,2 triệu km) có lẽ sẽ gây hứng thú hơn cả khi trở thành một vật thể sáng lóa, đủ sáng để có thể nhìn thấy trong chớp nhoáng vào ban ngày.
Nó sẽ sáng hơn so với sao chổi lớn nhất trong thế kỷ trước là Ikeya-Seki vốn cũng từng gây sự chú ý lớn của giới thiên văn học vào năm 1965./.
Huy Lê (Vietnam+)