Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp (Bộ Tư pháp) biên soạn và phát hành hai cuốn “Sổ tay Điều ước quốc tế” và “Sổ tay Thỏa thuận quốc tế.”
Đây là hoạt động nhằm triển khai công tác giáo dục và phổ biến Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 và thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 05/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế,
Công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế ở các cấp, các ngành, các địa phương.
Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế vừa là kết quả, sản phẩm cụ thể của công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, vừa là công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân Việt Nam trong bối cảnh Nhà nước ta đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được ký kết có giá trị to lớn trong việc thiết lập, mở đường và định hướng cho hoạt động hợp tác quốc tế, giúp tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và phát huy nội lực để xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Hai cuốn Sổ tay trình bày khái niệm điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, khái quát trình tự, thủ tục và quá trình ban hành quyết định ký kết, gia nhập, phê duyệt, phê chuẩn hiệu lực và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo các quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Bên cạnh việc đề cao sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế, hai cuốn Sổ tay cũng chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và đặc biệt lưu ý về các khó khăn, vướng mắc thường gặp trong thực tiễn công tác này và biện pháp giải quyết.
Các Phụ lục của Sổ tay cung cấp cho bạn đọc toàn văn Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007; giới thiệu các thuật ngữ liên quan đến điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; phân biệt giữa điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế theo pháp luật Việt Nam; giới thiệu đầu mối công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của Bộ Ngoại giao và danh mục các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài./.
Đây là hoạt động nhằm triển khai công tác giáo dục và phổ biến Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 và thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 05/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế,
Công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế ở các cấp, các ngành, các địa phương.
Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế vừa là kết quả, sản phẩm cụ thể của công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, vừa là công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân Việt Nam trong bối cảnh Nhà nước ta đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được ký kết có giá trị to lớn trong việc thiết lập, mở đường và định hướng cho hoạt động hợp tác quốc tế, giúp tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và phát huy nội lực để xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Hai cuốn Sổ tay trình bày khái niệm điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, khái quát trình tự, thủ tục và quá trình ban hành quyết định ký kết, gia nhập, phê duyệt, phê chuẩn hiệu lực và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo các quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007.
Bên cạnh việc đề cao sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế, hai cuốn Sổ tay cũng chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và đặc biệt lưu ý về các khó khăn, vướng mắc thường gặp trong thực tiễn công tác này và biện pháp giải quyết.
Các Phụ lục của Sổ tay cung cấp cho bạn đọc toàn văn Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007; giới thiệu các thuật ngữ liên quan đến điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; phân biệt giữa điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế theo pháp luật Việt Nam; giới thiệu đầu mối công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế của Bộ Ngoại giao và danh mục các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài./.
(TTXVN)