Ngày 1/8, hai cơ quan lớn của tổ chức này là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã đồng phát động Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ trên phạm vi toàn cầu, với sự tham gia của hơn 170 quốc gia thành viên.
Trong lời kêu gọi chung, WHO và UNICEF khẳng định sữa mẹ hiện là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và các cháu nhỏ nói chung. Tuy nhiên, theo thống kê của giới chuyên môn, hiện chỉ có 39% số trẻ em sinh ra trên thế giới được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Số còn lại, vì nhiều lý do, đã bị tước đi đặc quyền ấy.
Hai tổ chức trên cho rằng trên thực tế, đại đa số sản phụ đều có thể nuôi con bằng sữa của mình nếu như họ có đầy đủ thông tin về tác dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, cả đối với trẻ nhỏ lẫn người mẹ; cũng như có được sự ủng hộ của người thân trong gia đình, sự hướng dẫn, tư vấn đầy đủ, kịp thời của các cơ sở y tế.
WHO và UNICEF dẫn kết quả nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy những em bé được nuôi bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời không những nhận được đầy đủ dưỡng chất cho phát triển cơ thể, mà còn giảm được nguy cơ béo phì, tiểu đường và viêm phổi - đều là những chứng bệnh gây tử vong cao mà trẻ em hay mắc phải.
Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có những kháng thể rất cần thiết cho việc bảo vệ trẻ sơ sinh trong điều kiện phải thích nghi với môi trường sống mới khi cơ thể còn quá yếu.
Không những thế, cho con bú bằng chính dòng sữa của mình còn mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe của bà mẹ, giúp họ giảm được nguy cơ mắc các bệnh nội tiết, ung thư buồng trứng và hạn chế sự tăng cân thái quá sau sinh.
Kể từ năm 1990, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ được WHO và UNICEF phát động đều đặn hàng năm nhằm khuyến khích phụ nữ toàn cầu hưởng ứng việc làm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chính họ và các thế hệ tương lai./.
Trong lời kêu gọi chung, WHO và UNICEF khẳng định sữa mẹ hiện là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và các cháu nhỏ nói chung. Tuy nhiên, theo thống kê của giới chuyên môn, hiện chỉ có 39% số trẻ em sinh ra trên thế giới được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Số còn lại, vì nhiều lý do, đã bị tước đi đặc quyền ấy.
Hai tổ chức trên cho rằng trên thực tế, đại đa số sản phụ đều có thể nuôi con bằng sữa của mình nếu như họ có đầy đủ thông tin về tác dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, cả đối với trẻ nhỏ lẫn người mẹ; cũng như có được sự ủng hộ của người thân trong gia đình, sự hướng dẫn, tư vấn đầy đủ, kịp thời của các cơ sở y tế.
WHO và UNICEF dẫn kết quả nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy những em bé được nuôi bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời không những nhận được đầy đủ dưỡng chất cho phát triển cơ thể, mà còn giảm được nguy cơ béo phì, tiểu đường và viêm phổi - đều là những chứng bệnh gây tử vong cao mà trẻ em hay mắc phải.
Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có những kháng thể rất cần thiết cho việc bảo vệ trẻ sơ sinh trong điều kiện phải thích nghi với môi trường sống mới khi cơ thể còn quá yếu.
Không những thế, cho con bú bằng chính dòng sữa của mình còn mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe của bà mẹ, giúp họ giảm được nguy cơ mắc các bệnh nội tiết, ung thư buồng trứng và hạn chế sự tăng cân thái quá sau sinh.
Kể từ năm 1990, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ được WHO và UNICEF phát động đều đặn hàng năm nhằm khuyến khích phụ nữ toàn cầu hưởng ứng việc làm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chính họ và các thế hệ tương lai./.
(TTXVN)