Sáng 2/7 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An phát động Chiến dịch truyền thông vận động cộng đồng xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Đây là hoạt động hưởng ứng phong trào sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân và khởi động chương trình Hợp sức vì vệ sinh trường học năm 2013.
Tới dự lễ phát động có 2.000 đại biểu đến từ các Bộ, ban, ngành đoàn thể và tổ chức xã hội của Trung ương và tỉnh Nghệ An; đại diện Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng và Công đoàn Y tế từ 28 tỉnh, thành phố miền Bắc và cán bộ, nhân dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Với chủ đề của năm 2013 “Cộng đồng chung tay xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh,” các hoạt động tuyên truyền của phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” sẽ dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy, quy tụ, mở rộng và nâng cao chất lượng các phong trào, các hoạt động y tế cộng đồng, hoạt động về môi trường và sức khỏe đang được tiến hành tại các địa phương, dựa vào quần chúng nhân dân nhằm phát huy sức mạnh toàn dân và thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động vệ sinh.
Thông điệp của Phong trào với mục mục đích nhằm khơi dậy ý thức, trách nhiệm của toàn nhân dân tham gia giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như vệ sinh để phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; vận động người dân thay đổi thói quen, tập quán vệ sinh lạc hậu, thực hiện các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe.
Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và rời chuồng gia súc, gia cầm xa nhà; đảm bảo an toàn vệ sinh trong lao động để phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án… đang triển khai trên địa bàn.
Hiện nay tại Việt Nam, một số bệnh dịch nguy hiểm lây truyền theo đường tiêu hóa vẫn chưa được khống chế một cách triệt để, có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, đặc biệt là bệnh tay chân miệng vẫn có số mắc và tử vong cao trong thời gian gần đây. Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh này lưu hành là do chúng ta chưa làm tốt công tác quản lý và xử lý phân người, cụ thể là vận động toàn dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc, Việt Nam vẫn còn có 4% dân số phóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài và 16% dân số cả nước đang sử dụng loại nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xung quanh. Cũng trong năm 2012, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt khoảng 57%. Việc phát động phong trào là để cả nước tiếp tục tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, vận động người dân thay đổi những hành vi, thói quen lạc hậu mất vệ sinh, trong đó có hành vi phóng uế bừa bãi, việc sử dụng nhà tiêu không đảm bảo hợp vệ sinh.
Tại lễ phát động, nhãn hàng Vim - Công ty Unilever Việt Nam cũng khởi động chương trình “Hợp sức vì vệ sinh trường học.”
Trong năm 2013, tổ chức này cam kết thực hiện giáo dục ý thức về vệ sinh cá nhân, môi trường cho hơn 300.000 em học sinh và phụ huynh, đồng thời xây dựng 90 cụm nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế cho 30 trường tiểu học trong cả nước.
Sau lễ phát động đã diễn ra hoạt động ra quân hè tình nguyện của giáo viên, sinh viên Trường Đại học Y Vinh, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người dân trong xã; phát xà phòng miễn phí; tuyên truyền tư vấn cho người dân về vệ sinh phòng bệnh (rửa tay xà phòng, xây dựng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh…).
Cùng ngày, tại Hà Nam cũng đã phát động phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2013 với chủ đề "Cộng đồng chung tay xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh."
Với mục tiêu chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường sống trong sạch và an toàn, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam tập trung triển khai những nhiệm vụ chủ yếu như huy động tất cả các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, hệ thống chính trị tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân dân thấm nhuần quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "Vệ sinh yêu nước;" khơi dậy ý thức, trách nhiệm tự giác của nhân dân tham gia giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như vệ sinh liên quan tới phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tỉnh chủ trương đưa việc thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trở thành hoạt động thường xuyên; lồng ghép với các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh xã hội hóa để tạo nguồn lực thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Tỉnh chỉ đạo mỗi huyện, thành phố chọn một xã, thị trấn, mỗi sở, ngành chọn một đơn vị để xây dựng mô hình điểm thực hiện phong trào và nhân rộng.
Từ năm 2012 đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam không để xảy ra ngộ độc thực phẩm lớn, không có dịch bệnh lớn; cảnh quan môi trường chung ở các cộng đồng dân cư đã có nhiều cải thiện. Theo số liệu của Sở Y tế tỉnh Hà Nam, tính đến thời điểm này, tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh trong toàn tỉnh đạt trên 77%; tỷ lệ Trạm Y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 88%; tại các công trình công cộng đạt gần 90%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt gần 58%./.
Đây là hoạt động hưởng ứng phong trào sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân và khởi động chương trình Hợp sức vì vệ sinh trường học năm 2013.
Tới dự lễ phát động có 2.000 đại biểu đến từ các Bộ, ban, ngành đoàn thể và tổ chức xã hội của Trung ương và tỉnh Nghệ An; đại diện Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng và Công đoàn Y tế từ 28 tỉnh, thành phố miền Bắc và cán bộ, nhân dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Với chủ đề của năm 2013 “Cộng đồng chung tay xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh,” các hoạt động tuyên truyền của phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” sẽ dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy, quy tụ, mở rộng và nâng cao chất lượng các phong trào, các hoạt động y tế cộng đồng, hoạt động về môi trường và sức khỏe đang được tiến hành tại các địa phương, dựa vào quần chúng nhân dân nhằm phát huy sức mạnh toàn dân và thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động vệ sinh.
Thông điệp của Phong trào với mục mục đích nhằm khơi dậy ý thức, trách nhiệm của toàn nhân dân tham gia giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như vệ sinh để phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm; vận động người dân thay đổi thói quen, tập quán vệ sinh lạc hậu, thực hiện các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe.
Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và rời chuồng gia súc, gia cầm xa nhà; đảm bảo an toàn vệ sinh trong lao động để phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án… đang triển khai trên địa bàn.
Hiện nay tại Việt Nam, một số bệnh dịch nguy hiểm lây truyền theo đường tiêu hóa vẫn chưa được khống chế một cách triệt để, có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, đặc biệt là bệnh tay chân miệng vẫn có số mắc và tử vong cao trong thời gian gần đây. Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh này lưu hành là do chúng ta chưa làm tốt công tác quản lý và xử lý phân người, cụ thể là vận động toàn dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc, Việt Nam vẫn còn có 4% dân số phóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài và 16% dân số cả nước đang sử dụng loại nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xung quanh. Cũng trong năm 2012, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt khoảng 57%. Việc phát động phong trào là để cả nước tiếp tục tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, vận động người dân thay đổi những hành vi, thói quen lạc hậu mất vệ sinh, trong đó có hành vi phóng uế bừa bãi, việc sử dụng nhà tiêu không đảm bảo hợp vệ sinh.
Tại lễ phát động, nhãn hàng Vim - Công ty Unilever Việt Nam cũng khởi động chương trình “Hợp sức vì vệ sinh trường học.”
Trong năm 2013, tổ chức này cam kết thực hiện giáo dục ý thức về vệ sinh cá nhân, môi trường cho hơn 300.000 em học sinh và phụ huynh, đồng thời xây dựng 90 cụm nhà vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế cho 30 trường tiểu học trong cả nước.
Sau lễ phát động đã diễn ra hoạt động ra quân hè tình nguyện của giáo viên, sinh viên Trường Đại học Y Vinh, tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người dân trong xã; phát xà phòng miễn phí; tuyên truyền tư vấn cho người dân về vệ sinh phòng bệnh (rửa tay xà phòng, xây dựng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh…).
Cùng ngày, tại Hà Nam cũng đã phát động phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2013 với chủ đề "Cộng đồng chung tay xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh."
Với mục tiêu chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường sống trong sạch và an toàn, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam tập trung triển khai những nhiệm vụ chủ yếu như huy động tất cả các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, hệ thống chính trị tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân dân thấm nhuần quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về "Vệ sinh yêu nước;" khơi dậy ý thức, trách nhiệm tự giác của nhân dân tham gia giải quyết tốt các vấn đề vệ sinh liên quan tới sức khỏe như vệ sinh liên quan tới phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tỉnh chủ trương đưa việc thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trở thành hoạt động thường xuyên; lồng ghép với các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh xã hội hóa để tạo nguồn lực thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Tỉnh chỉ đạo mỗi huyện, thành phố chọn một xã, thị trấn, mỗi sở, ngành chọn một đơn vị để xây dựng mô hình điểm thực hiện phong trào và nhân rộng.
Từ năm 2012 đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam không để xảy ra ngộ độc thực phẩm lớn, không có dịch bệnh lớn; cảnh quan môi trường chung ở các cộng đồng dân cư đã có nhiều cải thiện. Theo số liệu của Sở Y tế tỉnh Hà Nam, tính đến thời điểm này, tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh trong toàn tỉnh đạt trên 77%; tỷ lệ Trạm Y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 88%; tại các công trình công cộng đạt gần 90%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt gần 58%./.
Bích Huệ, Đức Phương (TTXVN)