Phát động chiến dịch chung tay khắc phục hậu quả bom mìn

Chiến dịch Chung tay khắc phúc hậu quả bom mìn sau chiến trang: Đem lại cuộc sống an toàn năm 2020 vừa đươc Liên Hợp Quốc chính thức phát động tại Việt Nam.
Bộ đội công binh rà phá bom mìn tại Quảng Trị. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Ngày 4/4, Liên Hợp Quốc cùng các quốc gia thành viên đã cùng kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhận thức bom mìn và Hỗ trợ hành động bom mìn. Bên cạnh đó, một chiến dịch với chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh: Đem lại cuộc sống an toàn cũng đã được phát động.

Theo bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và ông Han-Deong Cho, Giám đốc Quốc gia KOICA thì đây là dịp để tưởng nhớ hàng ngàn người trên thế giới nói chung và rất nhiều người Việt Nam nói riêng đã từng bị thương hoặc thiệt mạng do các loại vũ khí còn sót lại sau chiến tranh. Đây cũng là ngày để tri ân những con người dũng cảm đã làm việc không biết mệt mỏi trên khắp mọi miền đất nước để làm sạch di chứng chết  người còn sót lại.

[Phát hiện gần 1.000 vật liệu nổ sau chiến tranh trong nhà dân]

Đại diện cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và UNDP tại Việt Nam cũng cho biết  sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để hưởng ứng những lời kêu gọi hành động này.

Trong hai năm vừa qua, KOICA và UNDP đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng thông qua dự án “Việt Nam - Hàn Quốc Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.”

Sau 2 năm thực hiện, dự án đã hoàn thành khảo sát hơn 15.000ha và rà phá 3.000ha đất bị ô nhiễm tại Quảng Bình và Bình Định; cung cấp thêm đất cho các dự án phát triển ở hai tỉnh này.

Học sinh trường tiểu học Võ Ninh, tỉnh Quảng Bình, tích cực tham gia hoạt động nâng cao nhận thức về nguy cơ bom mìn. (Ảnh: UNDP cung cấp)

Bên cạnh đó, dự án cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu của 75.000 người  khuyết tật, trong đó 9.100  nạn nhân của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Thêm vào đó, gần 80.000 học sinh cùng với người dân địa phương đã được nâng cao nhận thức về hiểm họa bom mìn tiềm ẩn ở các khu vực còn ô nhiễm.

Dự án được thực hiện trên tinh thần cùng hành động để mang lại cuộc sống an toàn và cơ hội phát triển cho các vùng đất đã từng bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ, cũng như trao cơ hội và cung cấp phương tiện để các nạn nhân bom mìn có thể tái hòa nhập cồng đồng và đóng góp vào sự phát triển không chỉ của gia đình họ mà còn của cả địa phương. 

Với việc ban hành Nghị định 18 và Thông tư 195 về quản lý và thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, Chính phủ Việt Nam đã tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện những mục tiêu đặt ra trong thập kỷ này. 

Đây là những văn bản pháp luật làm rõ chức năng và nhiệm vụ về hành động và điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC) - đối tác chính của UNDP và KOICA trong dự án.

Hiện tại, các đối tác phát triển khác của UNDP cũng như KOICA đang tiếp tục hỗ trợ một số tỉnh cùng bị ảnh hưởng nặng nề, điển hình là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. 

Phía UNDP cũng như KOICA cam kết sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt được tham vọng chung về loại trừ đáng kể tác động của bom mìn và vật liệu chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh đối với người dân vào năm 2030, đồng thời chấm dứt hoàn toàn thương vong dân sự do loại vật nổ này gây ra./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục