Phạt 26 doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm đầu năm 2018

Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã xử phạt 1,65 tỷ đồng với các doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm năm 2017 và đầu năm 2018 tới nay con số này là 750 triệu đồng.
Phạt 26 doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm đầu năm 2018 ảnh 1Mã độc Wanna Cry gây chấn động năm 2017 tấn công vào các lỗ hổng máy tính không được cập nhật kịp thời. (Ảnh: Vietnam+)

Trong năm 2017, Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã xử phạt 1,65 tỷ đồng với các doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm và đầu năm 2018 tới nay con số này là 750 triệu đồng.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật hình sự diễn ra ngày 18/4 tại Hà Nội.

[6 doanh nghiệp “xài chùa” bản quyền phần mềm giá trị 6,5 tỷ đồng]

Theo ông Trần Văn Minh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, về thanh tra bản quyền phần mềm năm 2017, đơn vị này đã thực hiện quyết định thanh tra 63 doanh nghiệp, kiểm tra 2.472 máy tính, trong đó có 54 doanh nghiệp có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, xử lý vi phạm hành chính là 1,65 tỷ đồng.

Riêng đầu năm 2018, thanh tra tiếp tục tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 26 đoanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 750 triệu đồng.

“Điều 225 Bộ Luật Hình sự sửa đổi đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ nhằm chống lại tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong đó có bản quyền phần mềm máy tính. Với những hình phạt nghiêm khắc được qui định trong Bộ Luật hình sự sửa đổi này đã có hiệu lực, tôi cho rằng đã đến lúc các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải gấp rút rà soát lại tình hình sử dụng phần mềm tại doanh nghiệp mình và có hành động kịp thời, để tránh những tổn thất nặng nề về uy tín, tài chính cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp,” ông Minh nói.

Ông cũng kỳ vọng với quy định mới, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam sẽ giảm xuống, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.

Trong khi đó, ông Gary Gan, Giám đốc Chương trình Tuân thủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh phần mềm BSA thì cho rằng, ngoài vi phạm bản quyền, việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp, không bản quyền còn gây ra những hệ lụy to lớn khi hacker ngày càng gia tăng những cuộc tấn công mạnh mẽ. Trong khi đó, các phần mềm lậu không được hỗ trợ từ hãng để cập nhật bản vá kịp thời./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục