Ngày 17/4, Pháp đã tiến hành một trong những vụ xét xử lớn nhất từ trước đến nay nhằm vào các nhà quản lý công ty PIP đang phải đối mặt với các cáo buộc gian lận, bán mô vú bị lỗi, sự kiện gây hoảng loạn trong ngành y tế toàn cầu.
Hơn 5.000 phụ nữ đã đăng ký làm nguyên đơn và 400 người trong số này đã sẵn sàng tham gia ngày xét xử đầu tiên. Các bị đơn, bao gồm người sáng lập PIP Jean-Claude Mas, bị buộc tội sử dụng silicon dùng trong công nghiệp để cấy ghép ngực cho phụ nữ.
Do số bị cáo và luật sư tham gia đông, địa điểm xét xử đã được chuyển đến một trung tâm hội nghị ở thành phố Marseille ở miền Nam nước Pháp.
Ngoài các cáo buộc trên, ông Mas và một số bị cáo khác còn bị cáo buộc ngộ sát, liên quan cái chết bí ẩn năm 2010 của một phụ nữ cấy ghép ngực bị ung thư vú và bị điều tra về gian lận tài chính.
Theo kế hoạch, vụ xét xử kéo dài đến ngày 17/5 tới. Nếu bị kết tội, các bị cáo sẽ phải chịu mức án 5 năm tù giam.
PIP là nhà cung ứng mô ngực lớn thứ ba thế giới, song đã bị dư luận chú ý khi các nhà phẫu thuật liên tục thông báo các trường hợp mô cấy có vấn đề. Giới chức y tế sau đó phát hiện ông Mas đã tiết kiệm được hàng triệu euro nhờ sử dụng mô chứa chất silicon dùng trong công nghiệp trong 75% ca cấy ghép ngực. Các sản phẩm của PIP tiếp đó bị cấm sử dụng và công ty buộc phải đóng cửa.
Năm 2011, thông tin về mô ngực bị lỗi đã gây hoảng loạn trên toàn thế giới, song giới chức y tế ở nhiều nước khẳng định mô này không độc và không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ước tính, khoảng 300.000 phụ nữ ở 65 nước trên thế giới có thể đã được ghép mô bị lỗi./.
Hơn 5.000 phụ nữ đã đăng ký làm nguyên đơn và 400 người trong số này đã sẵn sàng tham gia ngày xét xử đầu tiên. Các bị đơn, bao gồm người sáng lập PIP Jean-Claude Mas, bị buộc tội sử dụng silicon dùng trong công nghiệp để cấy ghép ngực cho phụ nữ.
Do số bị cáo và luật sư tham gia đông, địa điểm xét xử đã được chuyển đến một trung tâm hội nghị ở thành phố Marseille ở miền Nam nước Pháp.
Ngoài các cáo buộc trên, ông Mas và một số bị cáo khác còn bị cáo buộc ngộ sát, liên quan cái chết bí ẩn năm 2010 của một phụ nữ cấy ghép ngực bị ung thư vú và bị điều tra về gian lận tài chính.
Theo kế hoạch, vụ xét xử kéo dài đến ngày 17/5 tới. Nếu bị kết tội, các bị cáo sẽ phải chịu mức án 5 năm tù giam.
PIP là nhà cung ứng mô ngực lớn thứ ba thế giới, song đã bị dư luận chú ý khi các nhà phẫu thuật liên tục thông báo các trường hợp mô cấy có vấn đề. Giới chức y tế sau đó phát hiện ông Mas đã tiết kiệm được hàng triệu euro nhờ sử dụng mô chứa chất silicon dùng trong công nghiệp trong 75% ca cấy ghép ngực. Các sản phẩm của PIP tiếp đó bị cấm sử dụng và công ty buộc phải đóng cửa.
Năm 2011, thông tin về mô ngực bị lỗi đã gây hoảng loạn trên toàn thế giới, song giới chức y tế ở nhiều nước khẳng định mô này không độc và không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ước tính, khoảng 300.000 phụ nữ ở 65 nước trên thế giới có thể đã được ghép mô bị lỗi./.
(TTXVN)