Ngày 12/6, Pháp tuyên bố sẽ cản trở Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) nếu không thỏa mãn các điều kiện của nước này.
Lời cảnh báo được đưa ra hai ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) quyết định bắt đầu xúc tiến các vòng đàm phán TTIP với Mỹ.
Nữ Bộ trưởng Văn hóa Pháp Aurelie Filippetti tại EU cho biết "giới hạn đỏ" của Pháp đối với hiệp định này là các bên không được đưa các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, băng đĩa và truyền thông số vào nội dung đàm phán. Theo bà Filippetti, EU "không được lợi lộc gì" khi đưa lĩnh vực nghe nhìn vào các cuộc thương lượng.
Theo luật của EU, chính phủ các nước thành viên được quyền bảo vệ "sự khác biệt văn hóa" thông qua các hoạt động tài trợ và cấp hạn ngạch. Vì vậy, bà Filippetti đã đưa ra tuyên bố trên để phản đối việc trước đó, Mỹ đã yêu cầu đưa vấn đề tự do buôn bán các sản phẩm văn hóa vào chương trình nghị sự đàm phán TTIP.
Dự kiến tại vòng đàm phán đầu tiên, hai bên sẽ thảo luận về phạm vi và quy mô các vấn đề sẽ được đưa vào nội dung hội đàm.
Phản ứng trước tuyên bố của Pháp, một số thành viên khác trong EU như Anh, Đức cảnh báo rằng Mỹ có thể sẽ trả đũa đòi hỏi của Pháp bằng việc yêu cầu đưa lĩnh vực vận tải biển hoặc dịch vụ tài chính ra khỏi chương trình nghị sự. Vòng đàm phán Uruguay đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cũng từng bị bế tắc do yêu sách tương tự của Pháp.
Tháng 2/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã nhất trí nâng cấp quan hệ kinh tế giữa hai bờ Đại Tây Dương bằng việc khởi động tiến trình đàm phán một hiệp định thương mại và đầu tư toàn diện (FTA).
Nếu đàm phán thành công, TTIP sẽ là một trong những hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, mỗi năm có thể làm tăng thêm 0,5% - 1% GDP cho cả hai bên và góp phần tạo ra hàng triệu việc làm mới.
Theo thống kê, kinh tế Mỹ-EU hiện chiếm gần 50% tổng sản lượng hàng hóa - dịch vụ và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu. Nghiên cứu gần đây của Trung tâm châu Âu ước tính, một khi TTIP có hiệu lực với nhiều thứ thuế được loại bỏ, xuất khẩu của Mỹ sang EU sẽ tăng 17% và nhập khẩu từ EU tăng 18%. Năm 2011, kim ngạch trao đổi thương mại Mỹ - EU đạt trên 600 tỷ USD./.
Lời cảnh báo được đưa ra hai ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) quyết định bắt đầu xúc tiến các vòng đàm phán TTIP với Mỹ.
Nữ Bộ trưởng Văn hóa Pháp Aurelie Filippetti tại EU cho biết "giới hạn đỏ" của Pháp đối với hiệp định này là các bên không được đưa các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, băng đĩa và truyền thông số vào nội dung đàm phán. Theo bà Filippetti, EU "không được lợi lộc gì" khi đưa lĩnh vực nghe nhìn vào các cuộc thương lượng.
Theo luật của EU, chính phủ các nước thành viên được quyền bảo vệ "sự khác biệt văn hóa" thông qua các hoạt động tài trợ và cấp hạn ngạch. Vì vậy, bà Filippetti đã đưa ra tuyên bố trên để phản đối việc trước đó, Mỹ đã yêu cầu đưa vấn đề tự do buôn bán các sản phẩm văn hóa vào chương trình nghị sự đàm phán TTIP.
Dự kiến tại vòng đàm phán đầu tiên, hai bên sẽ thảo luận về phạm vi và quy mô các vấn đề sẽ được đưa vào nội dung hội đàm.
Phản ứng trước tuyên bố của Pháp, một số thành viên khác trong EU như Anh, Đức cảnh báo rằng Mỹ có thể sẽ trả đũa đòi hỏi của Pháp bằng việc yêu cầu đưa lĩnh vực vận tải biển hoặc dịch vụ tài chính ra khỏi chương trình nghị sự. Vòng đàm phán Uruguay đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cũng từng bị bế tắc do yêu sách tương tự của Pháp.
Tháng 2/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã nhất trí nâng cấp quan hệ kinh tế giữa hai bờ Đại Tây Dương bằng việc khởi động tiến trình đàm phán một hiệp định thương mại và đầu tư toàn diện (FTA).
Nếu đàm phán thành công, TTIP sẽ là một trong những hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, mỗi năm có thể làm tăng thêm 0,5% - 1% GDP cho cả hai bên và góp phần tạo ra hàng triệu việc làm mới.
Theo thống kê, kinh tế Mỹ-EU hiện chiếm gần 50% tổng sản lượng hàng hóa - dịch vụ và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu. Nghiên cứu gần đây của Trung tâm châu Âu ước tính, một khi TTIP có hiệu lực với nhiều thứ thuế được loại bỏ, xuất khẩu của Mỹ sang EU sẽ tăng 17% và nhập khẩu từ EU tăng 18%. Năm 2011, kim ngạch trao đổi thương mại Mỹ - EU đạt trên 600 tỷ USD./.
(TTXVN)