Buổi tọa đàm "Thách thức địa chiến lược ở Đông Nam Á và những tranh chấp ở Biển Đông" vừa diễn ra ngày 28/6 tại Paris, với sự tham dự của đông đảo bạn bè Pháp, cộng đồng người Việt tại Paris và vùng phụ cận.
Tọa đàm do Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức.
Trước những diễn biến căng thẳng gần đây ở khu vực biển Đông, nhiều bạn bè Pháp yêu chuộng hòa bình, trong đó có phó giáo sư, tiến sỹ Luật quốc tế Joële Nguyễn Duy Tân, mong muốn góp thêm tiếng nói, nêu ra những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý rõ ràng, vững chắc, nhằm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mở đầu buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự được xem bộ phim tài liệu do ông André Menras, mang quốc tịch Việt Nam dưới tên gọi Hồ Cương Quyết, thực hiện, phản ánh cuộc sống của ngư dân vùng biển huyện Bình Sơn, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Nội dung bộ phim cho thấy dù còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ngoài biển khơi, song người ngư dân miền Trung vẫn quyết tâm bám biển sản xuất, quyết giữ chủ quyền biển đảo.
Hình ảnh chân thực, sống động về những người vợ mất chồng, người con mất cha trong những lần đi biển vì cuộc mưu sinh và cũng vì vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cùng những tâm sự của họ đã khiến nhiều người xem phải xúc động.
Ông André Menras cho biết những gì ông đã và đang làm là vì tình yêu tha thiết đối với Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong bất cứ tình huống nào.
Trong phần trình bày về những thách thức ở Biển Đông, bà Joële Nguyễn Duy Tân nhấn mạnh tới các thách thức về kinh tế, chính trị dẫn tới các tranh chấp biên giới trên biển. Bà Joële cho rằng Biển Đông là khu vực có ý nghĩa sống còn về địa chiến lược, kinh tế, giao thông và an ninh hàng hải đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam.
Với lối trình bày cô đọng, hệ thống, bà Joële đã giúp người nghe hiểu rõ hơn về tiến trình ra đời của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, làm rõ các khái niệm pháp lý về các vùng nước thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển như lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Bà viện dẫn các quy định của pháp luật quốc tế, cơ sở pháp lý và lịch sử để chứng minh tính đúng đắn trong đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam.
Phần trình bày của bà Joële Nguyễn Duy Tân đã nhận được sự chia sẻ, tán đồng của người tham gia tọa đàm. Nhiều ý kiến phát biểu, với một số câu hỏi liên quan đã được bà Joële và những đại diện có hiểu biết về tình hình Biển Đông giải đáp cụ thể.
Trong khuôn khổ cuộc tọa đàm, AAFV đã ra tuyên bố, bày tỏ sự quan ngại về những diễn biến căng thẳng gần đây ở khu vực Biển Đông và kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực, thông qua con đường thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm giảm căng thẳng, duy trì sự ổn định trong khu vực./.
Tọa đàm do Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) và một số hội đoàn phối hợp tổ chức.
Trước những diễn biến căng thẳng gần đây ở khu vực biển Đông, nhiều bạn bè Pháp yêu chuộng hòa bình, trong đó có phó giáo sư, tiến sỹ Luật quốc tế Joële Nguyễn Duy Tân, mong muốn góp thêm tiếng nói, nêu ra những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý rõ ràng, vững chắc, nhằm khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mở đầu buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự được xem bộ phim tài liệu do ông André Menras, mang quốc tịch Việt Nam dưới tên gọi Hồ Cương Quyết, thực hiện, phản ánh cuộc sống của ngư dân vùng biển huyện Bình Sơn, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Nội dung bộ phim cho thấy dù còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ngoài biển khơi, song người ngư dân miền Trung vẫn quyết tâm bám biển sản xuất, quyết giữ chủ quyền biển đảo.
Hình ảnh chân thực, sống động về những người vợ mất chồng, người con mất cha trong những lần đi biển vì cuộc mưu sinh và cũng vì vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cùng những tâm sự của họ đã khiến nhiều người xem phải xúc động.
Ông André Menras cho biết những gì ông đã và đang làm là vì tình yêu tha thiết đối với Việt Nam, thể hiện tinh thần đoàn kết với nhân dân Việt Nam trong bất cứ tình huống nào.
Trong phần trình bày về những thách thức ở Biển Đông, bà Joële Nguyễn Duy Tân nhấn mạnh tới các thách thức về kinh tế, chính trị dẫn tới các tranh chấp biên giới trên biển. Bà Joële cho rằng Biển Đông là khu vực có ý nghĩa sống còn về địa chiến lược, kinh tế, giao thông và an ninh hàng hải đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam.
Với lối trình bày cô đọng, hệ thống, bà Joële đã giúp người nghe hiểu rõ hơn về tiến trình ra đời của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, làm rõ các khái niệm pháp lý về các vùng nước thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển như lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Bà viện dẫn các quy định của pháp luật quốc tế, cơ sở pháp lý và lịch sử để chứng minh tính đúng đắn trong đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam.
Phần trình bày của bà Joële Nguyễn Duy Tân đã nhận được sự chia sẻ, tán đồng của người tham gia tọa đàm. Nhiều ý kiến phát biểu, với một số câu hỏi liên quan đã được bà Joële và những đại diện có hiểu biết về tình hình Biển Đông giải đáp cụ thể.
Trong khuôn khổ cuộc tọa đàm, AAFV đã ra tuyên bố, bày tỏ sự quan ngại về những diễn biến căng thẳng gần đây ở khu vực Biển Đông và kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực, thông qua con đường thương lượng trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm giảm căng thẳng, duy trì sự ổn định trong khu vực./.
Trung Dũng (Vietnam+)