Hội nghị quốc tế lần thứ 7 nạn nhân các vụ khủng bố đã khai mạc sáng 15/9 tại trường Đại học Quân sự Paris, Pháp với sự tham dự của 450 đại biểu đến từ nhiều nước khác nhau, trong đó nhiều người từng là nạn nhân của các vụ khủng bố.
Đây là lần đầu tiên Pháp đăng cai hội nghị nói trên, được tổ chức chỉ 4 ngày sau khi diễn ra lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố kinh hoàng tại Mỹ cách đây 10 năm (11/9/2001).
Hội nghị do Hội nạn nhân khủng bố của Pháp (AfVT), thành viên của Hội nạn nhân khủng bố châu Âu, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu, Bộ Quốc phòng và cựu chiến binh, Bộ Nội vụ, Hải ngoại, Lãnh thổ và Nhập cư Pháp tổ chức.
Tổng thống Pháp Nicolas Sakozy chủ trì hội nghị kéo dài ba ngày này.
Dự kiến, tại hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung phản ánh mức độ nguy hiểm có tính chất toàn cầu của các vụ khủng bố. Bởi nạn nhân của các vụ khủng bố này có thể là bất kỳ ai, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay văn hóa.
Đồng thời, các đại biểu cũng có buổi gặp mặt các nhân chứng sống tại các quốc gia thường xuyên bị nạn khủng bố đe doạ; tìm kiếm các biện pháp đề phòng nguy cơ khủng bố gia tăng, đặc biệt là việc các tổ chức khủng bố chiêu mộ thanh, thiếu niên.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng sẽ tham dự các hội nghị bàn tròn thảo luận vấn đề bắt cóc con tin, tác động của các vụ khủng bố đối với vấn đề gia đình và xã hội cũng như vai trò của các quốc gia và xã hội dân sự trong vấn đề này./.
Đây là lần đầu tiên Pháp đăng cai hội nghị nói trên, được tổ chức chỉ 4 ngày sau khi diễn ra lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố kinh hoàng tại Mỹ cách đây 10 năm (11/9/2001).
Hội nghị do Hội nạn nhân khủng bố của Pháp (AfVT), thành viên của Hội nạn nhân khủng bố châu Âu, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu, Bộ Quốc phòng và cựu chiến binh, Bộ Nội vụ, Hải ngoại, Lãnh thổ và Nhập cư Pháp tổ chức.
Tổng thống Pháp Nicolas Sakozy chủ trì hội nghị kéo dài ba ngày này.
Dự kiến, tại hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung phản ánh mức độ nguy hiểm có tính chất toàn cầu của các vụ khủng bố. Bởi nạn nhân của các vụ khủng bố này có thể là bất kỳ ai, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay văn hóa.
Đồng thời, các đại biểu cũng có buổi gặp mặt các nhân chứng sống tại các quốc gia thường xuyên bị nạn khủng bố đe doạ; tìm kiếm các biện pháp đề phòng nguy cơ khủng bố gia tăng, đặc biệt là việc các tổ chức khủng bố chiêu mộ thanh, thiếu niên.
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng sẽ tham dự các hội nghị bàn tròn thảo luận vấn đề bắt cóc con tin, tác động của các vụ khủng bố đối với vấn đề gia đình và xã hội cũng như vai trò của các quốc gia và xã hội dân sự trong vấn đề này./.
(TTXVN/Vietnam+)