Sau nhiều ngày thảo luận, Hạ viện Pháp ngày 13/7 đã thông qua một dự luật cấm phụ nữ mang mạng che mặt tại các địa điểm công cộng ở Pháp.
Mặc dù đa số trong tổng số 557 nghị sĩ tại Hạ viện bày tỏ ủng hộ, nhưng chỉ có các nghị sĩ cánh hữu tham gia bỏ phiếu thông qua dự luật. Kết quả là có 335 phiếu ủng hộ và 1 phiếu chống, do các nghị sĩ cánh tả và đảng Xanh không tham gia bỏ phiếu.
Dự luật này còn phải được Thượng viện Pháp thông qua vào tháng 9 tới. Nếu chính thức được ban hành thành luật, Pháp sẽ là nước thứ hai ở châu Âu, tiếp theo Bỉ, thông qua luật về cấm mang mạng che mặt ở các địa điểm công cộng.
Theo dự luật này, việc mang mạng che mặt sẽ bị cấm tại các địa điểm công cộng như trên các đường phố, công viên, các khu thể thao hoặc các trung tâm mua sắm. Các trường hợp vi phạm sẽ bị phạt 150 euro.
Các nhà lập pháp Pháp cho rằng đây là một dự luật nhằm tăng cường sự bình đẳng và hòa nhập xã hội của phụ nữ.
Phát biểu tại cuộc thảo luận về chủ đề này tại Hạ viện trong tuần qua, Bộ trưởng Tư pháp Pháp Michele Alliot-Marie nói rằng việc thông qua dự luật này sẽ khẳng định các giá trị Pháp và nhằm giúp cộng đồng người Hồi giáo hòa nhập vào đời sống xã hội ở Pháp.
Các cuộc thăm dò dư luận ở nhiều nước châu Âu do Trung tâm nghiên cứu Pew (có trụ sở ở Washington, Mỹ) tiến hành trong tháng Tư và Năm cho thấy có 8/10 người Pháp, 71% số người Đức, 62% số người Anh và 59% số người được hỏi ý kiến ở Tây Ban Nha ủng hộ việc cấm mang mạng che kín mặt ở nơi công cộng.
Tuy nhiên, dự luật này đã gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng người Hồi giáo ở Pháp, nước có tỷ lệ người Hồi giáo đông nhất ở châu Âu.
Các nhà quan sát nói rằng mặc dù ngôn từ trong dự luật không nhằm trực tiếp vào người Hồi giáo, nhưng người ta hiểu rằng đối tượng của dự luật này là các phụ nữ Hồi giáo.
Ông Mohammed Moussaoui, người đứng đầu "Hội đồng tín ngưỡng Hồi giáo Pháp", một cơ quan tư vấn của chính phủ ở Pháp, mặc dù ủng hộ việc dần thuyết phục phụ nữ bỏ mạng che mặt, nhưng cũng cho rằng dự luật này đã "động chạm" đến một nhóm nhạy cảm.
Hội đồng Hồi giáo Pháp (CFCM), cơ quan đại diện chính của người Hồi giáo ở Pháp, cũng chống lại dự luật này và cho rằng dù chỉ liên quan đến khoảng 2.000 phụ nữ, nhưng dự luật này là sự xúc phạm đến cộng đồng người Hồi giáo./.
Mặc dù đa số trong tổng số 557 nghị sĩ tại Hạ viện bày tỏ ủng hộ, nhưng chỉ có các nghị sĩ cánh hữu tham gia bỏ phiếu thông qua dự luật. Kết quả là có 335 phiếu ủng hộ và 1 phiếu chống, do các nghị sĩ cánh tả và đảng Xanh không tham gia bỏ phiếu.
Dự luật này còn phải được Thượng viện Pháp thông qua vào tháng 9 tới. Nếu chính thức được ban hành thành luật, Pháp sẽ là nước thứ hai ở châu Âu, tiếp theo Bỉ, thông qua luật về cấm mang mạng che mặt ở các địa điểm công cộng.
Theo dự luật này, việc mang mạng che mặt sẽ bị cấm tại các địa điểm công cộng như trên các đường phố, công viên, các khu thể thao hoặc các trung tâm mua sắm. Các trường hợp vi phạm sẽ bị phạt 150 euro.
Các nhà lập pháp Pháp cho rằng đây là một dự luật nhằm tăng cường sự bình đẳng và hòa nhập xã hội của phụ nữ.
Phát biểu tại cuộc thảo luận về chủ đề này tại Hạ viện trong tuần qua, Bộ trưởng Tư pháp Pháp Michele Alliot-Marie nói rằng việc thông qua dự luật này sẽ khẳng định các giá trị Pháp và nhằm giúp cộng đồng người Hồi giáo hòa nhập vào đời sống xã hội ở Pháp.
Các cuộc thăm dò dư luận ở nhiều nước châu Âu do Trung tâm nghiên cứu Pew (có trụ sở ở Washington, Mỹ) tiến hành trong tháng Tư và Năm cho thấy có 8/10 người Pháp, 71% số người Đức, 62% số người Anh và 59% số người được hỏi ý kiến ở Tây Ban Nha ủng hộ việc cấm mang mạng che kín mặt ở nơi công cộng.
Tuy nhiên, dự luật này đã gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng người Hồi giáo ở Pháp, nước có tỷ lệ người Hồi giáo đông nhất ở châu Âu.
Các nhà quan sát nói rằng mặc dù ngôn từ trong dự luật không nhằm trực tiếp vào người Hồi giáo, nhưng người ta hiểu rằng đối tượng của dự luật này là các phụ nữ Hồi giáo.
Ông Mohammed Moussaoui, người đứng đầu "Hội đồng tín ngưỡng Hồi giáo Pháp", một cơ quan tư vấn của chính phủ ở Pháp, mặc dù ủng hộ việc dần thuyết phục phụ nữ bỏ mạng che mặt, nhưng cũng cho rằng dự luật này đã "động chạm" đến một nhóm nhạy cảm.
Hội đồng Hồi giáo Pháp (CFCM), cơ quan đại diện chính của người Hồi giáo ở Pháp, cũng chống lại dự luật này và cho rằng dù chỉ liên quan đến khoảng 2.000 phụ nữ, nhưng dự luật này là sự xúc phạm đến cộng đồng người Hồi giáo./.
(TTXVN/Vietnam+)