Theo hãng tin ANSA, liên minh trung hữu của cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi tối 25/2 đã hoan nghênh kết quả sơ bộ (với khoảng 99,9% số phiếu đã kiểm) cuộc tổng tuyển cử vừa qua, coi đây là điều phi thường sau khi liên minh này giành đủ sự ủng hộ để chặn đứng việc phe trung tả của ông Pier Luighi Bersani tạo lập được một đa số hiệu quả tại Quốc hội lưỡng viện.
Tổng thư ký Đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu Angelino Alfano được dẫn lời nói rằng mặc dù ông Berlusconi không giành đủ số ghế để thành lập một chính phủ thứ tư cho mình, nhưng ông sẽ coi kết quả này là điều tốt đẹp do liên minh trung hữu vào thời điểm bắt đầu vận động tranh cử trước đó đã bị phe trung tả dẫn điểm khá xa.
Cũng vào tối 25/2, Thủ tướng tạm quyền Mario Monti đã bày tỏ sự hài lòng mặc dù liên minh trung dung của ông, dự kiến giành được khoảng 9% số phiếu tại Thượng viện và trên 10% tại Hạ viện, không tạo được tác động lớn trong cuộc tổng tuyển cử.
Ông Monti cũng nói thêm rằng số phiếu mà liên minh ông giành được là rất quan trọng do trong cuộc tổng tuyển cử này dự kiến không có phe nào kiểm soát được đa số tại Thượng viện.
[Italy công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử quốc hội]
Còn lãnh đạo liên minh trung tả Pier Luighi Bersani thì khẳng định ông sẽ hành động vì những lợi ích tốt nhất cho Italy sau cuộc tổng tuyển cử mà đã khiến nước này lâm vào một “tình thế rất mong manh.”
Trong một tuyên bố, ông Bersani cho biết liên minh trung tả đã giành quyền kiểm soát Hạ viện mặc dù kết quả kiểm phiếu cuối cùng vẫn chưa được công bố. Còn tại Thượng viện, dường như không một đảng hoặc liên minh chính đảng nào dự kiến giành được đa số ghế.
Trong khi đó, James Walston, giáo sư chính trị thuộc Đại học Tổng hợp Mỹ tại Roma nói rằng kết quả bầu cử như trên chưa từng xảy ra trước đó. Ông cũng dự đoán về tình trạng rối loạn chính trị sắp tới mà sẽ khiến một cuộc tổng tuyển cử mới có thể được tổ chức ngay trong mùa Xuân này, khi quốc hội mới chọn ra một tổng thống mới và đến lượt vị tổng thống mới có thể buộc phải giải tán quốc hội.
Ở Italy, việc kiểm soát được cả hai viện quốc hội là điều cần thiết để thông qua các dự luật. Nếu không như vậy, khả năng phải tổ chức một cuộc bầu cử khác là điều khá chắc chắn.
Nhiều cử tri Italy đã không đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua. Theo Bộ Nội vụ Italy, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu lần này là khoảng 75%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên 80% của các cuộc tổng tuyển cử trước và cũng là mức thấp nhất kể từ khi Cộng hòa Italy được thành lập sau Thế chiến Thứ hai./.
Tổng thư ký Đảng Nhân dân Tự do (PDL) trung hữu Angelino Alfano được dẫn lời nói rằng mặc dù ông Berlusconi không giành đủ số ghế để thành lập một chính phủ thứ tư cho mình, nhưng ông sẽ coi kết quả này là điều tốt đẹp do liên minh trung hữu vào thời điểm bắt đầu vận động tranh cử trước đó đã bị phe trung tả dẫn điểm khá xa.
Cũng vào tối 25/2, Thủ tướng tạm quyền Mario Monti đã bày tỏ sự hài lòng mặc dù liên minh trung dung của ông, dự kiến giành được khoảng 9% số phiếu tại Thượng viện và trên 10% tại Hạ viện, không tạo được tác động lớn trong cuộc tổng tuyển cử.
Ông Monti cũng nói thêm rằng số phiếu mà liên minh ông giành được là rất quan trọng do trong cuộc tổng tuyển cử này dự kiến không có phe nào kiểm soát được đa số tại Thượng viện.
[Italy công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử quốc hội]
Còn lãnh đạo liên minh trung tả Pier Luighi Bersani thì khẳng định ông sẽ hành động vì những lợi ích tốt nhất cho Italy sau cuộc tổng tuyển cử mà đã khiến nước này lâm vào một “tình thế rất mong manh.”
Trong một tuyên bố, ông Bersani cho biết liên minh trung tả đã giành quyền kiểm soát Hạ viện mặc dù kết quả kiểm phiếu cuối cùng vẫn chưa được công bố. Còn tại Thượng viện, dường như không một đảng hoặc liên minh chính đảng nào dự kiến giành được đa số ghế.
Trong khi đó, James Walston, giáo sư chính trị thuộc Đại học Tổng hợp Mỹ tại Roma nói rằng kết quả bầu cử như trên chưa từng xảy ra trước đó. Ông cũng dự đoán về tình trạng rối loạn chính trị sắp tới mà sẽ khiến một cuộc tổng tuyển cử mới có thể được tổ chức ngay trong mùa Xuân này, khi quốc hội mới chọn ra một tổng thống mới và đến lượt vị tổng thống mới có thể buộc phải giải tán quốc hội.
Ở Italy, việc kiểm soát được cả hai viện quốc hội là điều cần thiết để thông qua các dự luật. Nếu không như vậy, khả năng phải tổ chức một cuộc bầu cử khác là điều khá chắc chắn.
Nhiều cử tri Italy đã không đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua. Theo Bộ Nội vụ Italy, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu lần này là khoảng 75%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên 80% của các cuộc tổng tuyển cử trước và cũng là mức thấp nhất kể từ khi Cộng hòa Italy được thành lập sau Thế chiến Thứ hai./.
(Vietnam+)