Phân luồng đường Hồ Chí Minh, giảm tải quốc lộ 1A

Bộ GTVT sẽ kiên quyết phân luồng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 - đoạn Hà Nội-Vinh để giảm tải cho cho Quốc lộ 1A đang nâng cấp.
Thời hạn điều chỉnh hành trình một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cốđịnh đi theo đường Hồ Chí Minh thay vì đi Quốc lộ 1A như hiện nay đã được thựchiện từ 1/2.

Trước mắt, sẽ điều chỉnh xe khách chặng Hà Nội-Vinh (Nghệ An) sang hoạt độngtrên đường Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải chưa tự giác thựchiện với lý do dịch vụ và hạ tầng còn yếu kém.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cụcđường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Đông khẳng định: “Lần này chúng tôi sẽ kiênquyết phân luồng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 - đoạn Hà Nội-Vinh. Đây là việclàm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng từ nhiều năm nay, chứ không phải thực hiện gấpgáp."

Doanh nghiệp chưa mặn mà

Để thực hiện phân làn giai đoạn 1, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã gửi công vănđề nghị 22 Sở Giao thông Vận tải điều chỉnh hành trình đối với một số tuyến xekhách liên tỉnh cố định, có cự ly từ 300-1.000km. Hướng phân luồng phương tiệnđi tuyến Hà Nội-thành phố Vinh gồm: Tuyến vận tải hành khách trên 1.000km đitheo hành trình Vành đai 3 Hà Nội-Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long)-Hòa Lạc-XuânMai-Thái Hòa (đường Hồ Chí Minh)-Thịnh Mỹ-Yên Lý (Quốc lộ 48) – thành phố Vinh(Quốc lộ 1) và ngược lại. Tuyến vận tải hành khách hành trình 300-1.000km từhướng Quốc lộ 1A ở mỗi địa phương sẽ nhập vào đường Hồ Chí Minh theo lộ trìnhtrên.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, chobiết việc phân luồng một số phương tiện từ hướng Quốc lộ 1A sang đường Hồ ChíMinh đoạn Hà Nội-Vinh nhằm triển khai thực hiện giai đoạn 1 khai thác hiệu quảđường Hồ Chí Minh, giảm tải cho Quốc lộ 1A. Hành trình mới dài hơn 60km so vớiQuốc lộ 1A nhưng nếu di chuyển, các phương tiện sẽ đi nhanh hơn, rút ngắn thờigian và giảm chi phí.

Theo báo cáo so sánh chi phí hoạt động vận tải giữa Quốc lộ 1A và đường HồChí Minh (đoạn Hà Nội-Vinh) của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hành trình mới tuydài hơn nhưng với xe con và xe khách có thể tiết kiệm từ 60-116 phút so với điQuốc lộ 1A; xe tải nhẹ và xe tải hạng trung tiết kiệm từ 37-57 phút. Chỉ có xetải hạng nặng có thời gian tiết kiệm không đáng kể so với đi theo Quốc lộ 1A.

Theo tính toán của Tổng cục Đường bộ, chi phí cho 290km lưu thông trên Quốclộ 1A đoạn Hà Nội-Vinh đối với các loại phương tiện xe con, xe tải, xe khách daođộng từ 35.000-1,28 triệu đồng. Trong khi đó, nếu đi qua đường Hồ Chí Minh thìsẽ không mất phí trạm thu phí.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng, đường Hồ Chí Minh đoạn HàNội-Vinh còn tồn tại một số bất cập về hạ tầng, dịch vụ đi kèm. Cơ sở bảo dưỡng,sửa chữa phương tiện, các dịch vụ ăn uống, nghỉ và trạm xăng dầu còn ít.

Bên cạnh đó, việc kết nối giữa đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A vẫn có nhữngcản trở nhất định, như Quốc lộ 21, Quốc lộ 12B, Quốc lộ 217 còn một số cầu yếu,tải trọng chỉ từ 10-12 tấn, mặt đường có đoạn xuống cấp nặng. Ngoài ra, một sốđoạn còn chưa được phủ sóng điện thoại di động.

Để thực hiện phân làn giai đoạn 1, Tổng cục Đường bộ đã gửi công văn đề nghị22 Sở Giao thông Vận tải điều chỉnh hành trình đối với một số tuyến xe kháchliên tỉnh cố định, có cự ly từ 300-1.000km.

Các Sở Giao thông Vận tải sẽ lựa chọn 30% tổng số phương tiện của các doanhnghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên các tuyến trên để điều chỉnh sang lộtrình mới; đồng thời, 117 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành kháchtheo tuyến cố định trên 1.000km cũng đã nhận được thông báo điều chỉnh hànhtrình.

Sẽ kiên quyết thực hiện để giảm tải cho Quốc lộ 1A

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, việc phân luồng đường Hồ Chí Minh giai đoạn1, chỉ thực hiện với một số xe khách chạy tuyến cố định đi qua đoạn Hà Nội-Vinh,chứ không phải với tất cả xe.

Từ năm 2006, tuyến đường Hồ Chí Minh đã được đưa vào khai thác, cơ bản BộGiao thông Vận tải đã có nhiều nghiên cứu và tuyên truyền để các xe sử dụngđường Hồ Chí Minh, nhằm giảm tải cho Quốc lộ 1A đang phải nâng cấp. Bộ đã xemxét không làm trước Tết, mà chỉ áp dụng từ 1/2/2012 - sau Tết, trước đó đã cóthông tin cho các sở, doanh nghiệp để họ chuẩn bị kỹ trước khi thực hiện.

Cũng theo Thứ trưởng Đông, việc phân luồng xe đi theo đường Hồ Chí Minh đãđược thực hiện từ 5-6 năm trước, hiện tại chỉ tiếp tục thực hiện. Trước đây thựchiện thiếu quyết liệt nên chưa thành công. Việc thực hiện bắt buộc với đoạn HàNội-Vinh vì cơ bản dịch vụ đoạn này đã đáp ứng được nhu cầu vận tải. Thêm nữa,chúng ta đang thi công mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ Ninh Bình tới Thanh Hóa, nêngiao thông qua đoạn này rất khó khăn, ùn tắc.

Dự kiến thời gian tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ làm việc với các Sở Giaothông Vận tải các địa phương và các doanh nghiệp vận tải nếu có ý kiến kiếnnghị.

Theo ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vụ Vận tải, việc phân luồng phương tiệnđi theo đường Hồ Chí Minh là cần thiết, vì Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội-Vinh đang quátải nghiêm trọng, thường xuyên ùn tắc, ảnh hưởng đến tổ chức vận tải. Trong khiđó, đường Hồ Chí Minh lại có mật độ phương tiện thấp.

Để thực hiện việc phân luồng đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1, Bộ Giaothông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị quản lý hoàn thiện công tác duy tu, bổ sungbiển báo, chỉ dẫn, hoàn thiện hệ thống đường kết nối từ Quốc lộ 1A đến đường HồChí Minh.

Về việc có doanh nghiệp vận tải không chạy đường Hồ Chí Minh, vì chạy qua đâysẽ không đón, trả khách được, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, ôngThành cho rằng, trong các quy định, nghị định về vận tải hành khách đều quy địnhxe khách chỉ được đón trả khách ở bến, các điểm cố định. Việc đón khách dọcđường là trường hợp sai luật, tới đây hành vi này cần phải được chấn chỉnh. Sắptới, Nghị Định 91/ND-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xeôtô sẽ được sửa đổi để có quy định mạnh mẽ hơn./.

Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục