Trong lĩnh vực đất đai, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) cho biết phần lớn người dân không được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Thủ tục và dịch vụ hành chính liên quan đến chứng nhận quyền sử dụng đất là nội dung mà người dân còn phàn nàn nhiều nhất trong số bốn loại thủ tục hành chính công được đo lường qua khảo sát PAPI năm 2010 và 2011.
Ngược lại, các mảng dịch vụ công khác như y tế, giáo dục lại được người dân xác nhận có chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
PAPI 2011 là kết quả cuộc khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc về chủ đề quản trị và hành chính công. Hơn 13.640 người dân đã tham gia trả lời phỏng vấn trực tiếp để đánh gia hiệu quả quản trị và hành chính công của các cấp chính quyền địa phương dựa trên trải nghiệm của cá nhân và hộ gia đình.
PAPI 2011 khảo sát 6 lĩnh vực lớn, bao gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng, thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Theo xếp hạng chỉ số PAPI 2011, Quảng Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An là ba tỉnh dẫn đầu trong khi Tây Ninh, Hà Giang và Trà Vinh là 3 tỉnh đứng cuối trong bảng xếp hạng về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội đạt điểm khá cao ở các nội dung tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch và cung ứng dịch vụ công nhưng đạt điểm trung bình thấp ở nội dung kiểm soát tham nhũng. Thành phố Hồ Chí Minh đạt điểm cao ở các nội dung công khai minh bạch, kiểm soát tham nhũng và cung ứng dịch vụ công.
Tại buổi lễ công bố chỉ số PIPA, ông Hà Công Long, Phó Trưởng Ban dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho rằng PIPA sẽ là nguồn để đại biểu quốc hội tham gia nghiên cứu khi thực hiện nhiệm vụ của đại biểu. Khi thảo luận xây dựng luật cũng như khi đại biểu quốc hội tiến hành các hoạt động giám sát, chất vấn các thành viên quốc hội, những người có trách nhiệm thì họ có thể nghiên cứu, sử dụng tư liệu về tình hình không hài lòng của người dân với các dịch vụ công.
Chỉ số tổng hợp PAPI có tác dụng chỉ báo những điển hình tốt, qua đó các tỉnh, thành phố có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau những nội dung đã làm được. Việc so sánh mức độ hiệu quả của các tỉnh, thành phố có thể tạo động lực cho các địa phương thúc đẩy hơn nữa hiệu quả quản trị và hành chính công ở địa phương.
“Trước đây chúng ta chưa lượng hóa được thì bây giờ đã có thể lượng hóa được hiệu quả các hoạt động về quản trị công để có thể khắc phục những yếu kém, phát huy những mặt tích cực góp phần cho việc phát triển kinh tế của địa phương.” Ông Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An nói.
Chỉ số PAPI đang ngày càng có tác dụng đối với các cấp chính quyền tỉnh, thành phố. Chính quyền một số tỉnh, thành phố đã cho phân tích và xem PAPI là nguồn dữ liệu tham khảo cho quá trình ra quyết sách và đẩy mạnh hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp./.
Ngược lại, các mảng dịch vụ công khác như y tế, giáo dục lại được người dân xác nhận có chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
PAPI 2011 là kết quả cuộc khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc về chủ đề quản trị và hành chính công. Hơn 13.640 người dân đã tham gia trả lời phỏng vấn trực tiếp để đánh gia hiệu quả quản trị và hành chính công của các cấp chính quyền địa phương dựa trên trải nghiệm của cá nhân và hộ gia đình.
PAPI 2011 khảo sát 6 lĩnh vực lớn, bao gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng, thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Theo xếp hạng chỉ số PAPI 2011, Quảng Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An là ba tỉnh dẫn đầu trong khi Tây Ninh, Hà Giang và Trà Vinh là 3 tỉnh đứng cuối trong bảng xếp hạng về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội đạt điểm khá cao ở các nội dung tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch và cung ứng dịch vụ công nhưng đạt điểm trung bình thấp ở nội dung kiểm soát tham nhũng. Thành phố Hồ Chí Minh đạt điểm cao ở các nội dung công khai minh bạch, kiểm soát tham nhũng và cung ứng dịch vụ công.
Tại buổi lễ công bố chỉ số PIPA, ông Hà Công Long, Phó Trưởng Ban dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho rằng PIPA sẽ là nguồn để đại biểu quốc hội tham gia nghiên cứu khi thực hiện nhiệm vụ của đại biểu. Khi thảo luận xây dựng luật cũng như khi đại biểu quốc hội tiến hành các hoạt động giám sát, chất vấn các thành viên quốc hội, những người có trách nhiệm thì họ có thể nghiên cứu, sử dụng tư liệu về tình hình không hài lòng của người dân với các dịch vụ công.
Chỉ số tổng hợp PAPI có tác dụng chỉ báo những điển hình tốt, qua đó các tỉnh, thành phố có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau những nội dung đã làm được. Việc so sánh mức độ hiệu quả của các tỉnh, thành phố có thể tạo động lực cho các địa phương thúc đẩy hơn nữa hiệu quả quản trị và hành chính công ở địa phương.
“Trước đây chúng ta chưa lượng hóa được thì bây giờ đã có thể lượng hóa được hiệu quả các hoạt động về quản trị công để có thể khắc phục những yếu kém, phát huy những mặt tích cực góp phần cho việc phát triển kinh tế của địa phương.” Ông Trần Hữu Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An nói.
Chỉ số PAPI đang ngày càng có tác dụng đối với các cấp chính quyền tỉnh, thành phố. Chính quyền một số tỉnh, thành phố đã cho phân tích và xem PAPI là nguồn dữ liệu tham khảo cho quá trình ra quyết sách và đẩy mạnh hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp./.
Chỉ số PAPI nhằm đo lường mức độ hiệu quả của công tác quản trị và hành chính công dựa vào trải nghiệm của người dân khi tiếp xúc, giao dịch với cơ quan chính quyền các cấp.
Năm 2009, lần đầu tiên nghiên cứu PAPI được thử nghiệm tại 3 tính, thành phố (Phú Thọ, Đà Nẵng và Đồng Tháp). Năm 2010, nghiên cứu PAPI tiếp tục được thực hiện tại 30 tỉnh, thành phố. Đến năm 2011, nghiên cứu đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
PAPI là kết quả của công trình nghiên cứu công phu được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam./.
|
Hồng Kiều (Vietnam+)