Ngày 11/1, các chuyên gia quốc tế thuộc nhóm "Sáng kiến đe dọa hạt nhân" (NTI - Nuclear Threat Initiative) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ, đã công bố báo cáo nhận định phần lớn các kho hạt nhân trên thế giới đều không đảm bảo an toàn và có nguy cơ rơi vào tay những phần tử khủng bố.
NTI có nhiệm vụ đánh giá mức độ an toàn của hàng trăm kho hạt nhân tại 32 nước trên toàn thế giới sở hữu tối thiểu 1kg vật liệu hạt nhân urani (uranium) được làm giàu ở mức độ cao (HEU) - nguyên liệu được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử.
Dựa trên các thông tin công bố trước đó, các chuyên gia của NTI đã xây dựng năm tiêu chuẩn bao gồm lượng HEU và plutoni (plutonium) hiện có của mỗi nước và số lượng kho chứa hiện tại; các biện pháp bảo vệ và hệ thống giao thông tiếp cận các kho chứa; tính minh bạch và khả năng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế; khả năng và tinh thần sẵn sàng thực thi các quy định quốc tế; và cuối cùng là những yếu tố xã hội như tình hình ổn định chính trị, lạm phát hay nguy cơ từ các tổ chức khủng bố có tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo các tiêu chí trên, Australia là nước thực hiện các biện pháp an toàn hạt nhân chặt chẽ nhất, với 94 điểm trên thang điểm 100. Tiếp sau là Hunggary (89 điểm) và Cộng hòa Séc (87 điểm).
Đối với các nước phương Tây, danh sách xếp hạng lần lượt là Anh xếp thứ 10 (79 điểm), Mỹ xếp thứ 13 (78 điểm), Pháp xếp thứ 19 (73 điểm).
Trong khi đó, Nhật Bản xếp thứ 23 (68 điểm), Nga xếp thứ 24 (65 điểm) và Trung Quốc xếp thứ 27 (52 điểm).
Do thiếu tính minh bạch cộng với các biện pháp kiểm soát lỏng lẻo, Israel xếp thứ 25 với 56 điểm.
Báo cáo của NTI được công bố trước thềm cuộc hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân tại Hàn Quốc, dự kiến diễn ra trong tháng Ba tới, nhằm kêu gọi các nước thiết lập một chuẩn chung và có trách nhiệm hơn đối với vấn đề an toàn hạt nhân.
Tại hội nghị năm 2010 diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ, hơn 50 quốc gia đã cam kết kiểm soát chặt chẽ hơn các vật liệu hạt nhân./.
NTI có nhiệm vụ đánh giá mức độ an toàn của hàng trăm kho hạt nhân tại 32 nước trên toàn thế giới sở hữu tối thiểu 1kg vật liệu hạt nhân urani (uranium) được làm giàu ở mức độ cao (HEU) - nguyên liệu được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử.
Dựa trên các thông tin công bố trước đó, các chuyên gia của NTI đã xây dựng năm tiêu chuẩn bao gồm lượng HEU và plutoni (plutonium) hiện có của mỗi nước và số lượng kho chứa hiện tại; các biện pháp bảo vệ và hệ thống giao thông tiếp cận các kho chứa; tính minh bạch và khả năng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế; khả năng và tinh thần sẵn sàng thực thi các quy định quốc tế; và cuối cùng là những yếu tố xã hội như tình hình ổn định chính trị, lạm phát hay nguy cơ từ các tổ chức khủng bố có tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo các tiêu chí trên, Australia là nước thực hiện các biện pháp an toàn hạt nhân chặt chẽ nhất, với 94 điểm trên thang điểm 100. Tiếp sau là Hunggary (89 điểm) và Cộng hòa Séc (87 điểm).
Đối với các nước phương Tây, danh sách xếp hạng lần lượt là Anh xếp thứ 10 (79 điểm), Mỹ xếp thứ 13 (78 điểm), Pháp xếp thứ 19 (73 điểm).
Trong khi đó, Nhật Bản xếp thứ 23 (68 điểm), Nga xếp thứ 24 (65 điểm) và Trung Quốc xếp thứ 27 (52 điểm).
Do thiếu tính minh bạch cộng với các biện pháp kiểm soát lỏng lẻo, Israel xếp thứ 25 với 56 điểm.
Báo cáo của NTI được công bố trước thềm cuộc hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân tại Hàn Quốc, dự kiến diễn ra trong tháng Ba tới, nhằm kêu gọi các nước thiết lập một chuẩn chung và có trách nhiệm hơn đối với vấn đề an toàn hạt nhân.
Tại hội nghị năm 2010 diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ, hơn 50 quốc gia đã cam kết kiểm soát chặt chẽ hơn các vật liệu hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)