Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý 3/2012 đã giảm 13 điểm so với quý 2 nhưng vẫn tăng 7 điểm so với lần thực hiện đầu tiên vào quý 3/2008.
Đây là kết quả cuộc khảo sát 110 doanh nghiệp thuộc 10 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam (trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 50%) do Công ty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) thực hiện từ ngày 15/9 đến tuần đầu tiên của tháng 10.
Theo đó, chỉ có khoảng 28% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng nền kinh tế chung của Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với 12 tháng trước trong khi có gần 35% doanh nghiệp nhận định nền kinh tế của Việt Nam vẫn giữ nguyên và khoảng 37% doanh nghiệp cho rằng điều kiện kinh tế kém hơn so với 12 tháng trước.
Có tới 69% doanh nghiệp được khảo sát vẫn tin tưởng các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế chung có những bước chuyển mình trong thời gian tới trong khi chỉ có trên 6% lo lắng về tương lai.
Bên cạnh đó, có trên 57% doanh nghiệp tin tưởng doanh thu của mình sẽ tăng, trên 36 doanh nghiệp cho rằng doanh thu sẽ giữ nguyên và chỉ có gần 6,4% doanh nghiệp lo ngại về con số doanh thu. Tương tự như vậy, có gần 54% doanh nghiệp tin tưởng lợi nhuận của đơn vị sẽ tăng lên trong năm tới.
Các doanh nghiệp khảo sát cũng cho biết: Sản xuất kinh doanh không hiệu quả và sản phẩm làm ra không bán được là nguyên nhân chủ yếu khiến các ngân hàng còn e ngại trong việc xét duyệt cấp vốn cho doanh nghiệp.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng giải pháp tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính cũng như lựa chọn giải pháp đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giải phóng tồn kho, doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu sản phẩm, phát triển thị trường, thực hiện chương trình khuyến mại, hạ giá bán./.
Đây là kết quả cuộc khảo sát 110 doanh nghiệp thuộc 10 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam (trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 50%) do Công ty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) thực hiện từ ngày 15/9 đến tuần đầu tiên của tháng 10.
Theo đó, chỉ có khoảng 28% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng nền kinh tế chung của Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với 12 tháng trước trong khi có gần 35% doanh nghiệp nhận định nền kinh tế của Việt Nam vẫn giữ nguyên và khoảng 37% doanh nghiệp cho rằng điều kiện kinh tế kém hơn so với 12 tháng trước.
Có tới 69% doanh nghiệp được khảo sát vẫn tin tưởng các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ sẽ giúp nền kinh tế chung có những bước chuyển mình trong thời gian tới trong khi chỉ có trên 6% lo lắng về tương lai.
Bên cạnh đó, có trên 57% doanh nghiệp tin tưởng doanh thu của mình sẽ tăng, trên 36 doanh nghiệp cho rằng doanh thu sẽ giữ nguyên và chỉ có gần 6,4% doanh nghiệp lo ngại về con số doanh thu. Tương tự như vậy, có gần 54% doanh nghiệp tin tưởng lợi nhuận của đơn vị sẽ tăng lên trong năm tới.
Các doanh nghiệp khảo sát cũng cho biết: Sản xuất kinh doanh không hiệu quả và sản phẩm làm ra không bán được là nguyên nhân chủ yếu khiến các ngân hàng còn e ngại trong việc xét duyệt cấp vốn cho doanh nghiệp.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng giải pháp tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính cũng như lựa chọn giải pháp đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giải phóng tồn kho, doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu sản phẩm, phát triển thị trường, thực hiện chương trình khuyến mại, hạ giá bán./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)