Phiên họp thứ 35 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc ngày 27/9, tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo về công tác dân nguyện và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2010; công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011; định hướng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011; báo cáo giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010; các báo cáo công tác năm 2010 của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; các Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010.
Về công tác xây dựng pháp luật, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thanh tra; dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; dự án Luật Viên chức; dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường; dự án Luật Khoáng sản; dự án Luật Hợp tác xã; dự án Luật Lưu trữ; dự án Luật Tố tụng hành chính…
Trong phiên họp buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về công tác dân nguyện và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2010.
Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2010 của Chính phủ cho biết trong năm 2010, cả nước phát sinh hơn 112.060 vụ việc khiếu nại, tố cáo; trong đó có hơn 2.100 vụ việc nhiều người khiếu nại. So với cùng kỳ năm 2009 số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng 17%; có 32/62 địa phương số lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng; có 29/62 địa phương số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm.
Các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp gần 379.990 lượt công dân đến khiếu, tố cáo; trong đó có hơn 3.590 lượt đoàn đông người (từ năm người trở lên); tiếp nhận gần 157.780 đơn thư khiếu nại, tố cáo. So với năm 2009, số lượt công dân khiếu nại, tố cáo tăng 23,7%, số lượng đoàn đông người tăng 43,11% và số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tăng 29,8%.
Nhận định về tình hình khiếu nại, tố cáo, Báo cáo nêu rõ vẫn tiếp tục tiềm ẩn những diễn biến phức tạp và phát sinh ở nhiều địa phương, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành hoàn thiện từng bước cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt kết quả rõ hơn, trong đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết; phấn đấu giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo mới phát sinh và giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, bức xúc, kéo dài, phức tạp.
Chính phủ đề nghị phải xác định công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những công tác trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm lo quyền dân chủ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân...; các ngành, địa phương phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo; chủ động nắm tình hình, có kế hoạch cụ thể giải quyết các vụ việc khiếu kiện của dân tại địa bàn quản lý.
Những vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người phải kịp thời phản ánh, đề xuất kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên giải quyết kịp thời, không để vụ việc tồn đọng, không né tránh, đùn đẩy, quyết tâm giải quyết dứt điểm từng vụ việc.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo, chất lượng hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thấp, không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, chậm triển khai thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo...
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng như những ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu trong phiên họp sáng nay đều chung nhận xét rằng tình hình khiếu nại, tố cáo không giảm và vẫn diễn biến phức tạp, phát sinh trên nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các địa phương, vì vậy cần phải được đánh giá đúng và làm rõ nguyên nhân của tình trạng này, từ đó có giải pháp phù hợp.
Tán thành với nhiều chủ trương, giải pháp được Chính phủ nêu, Ủy ban Pháp luật cho rằng để những chủ trương, giải pháp này được thực hiện hiệu quả, trước hết, Chính phủ cần báo cáo và đánh giá việc thực hiện những chủ trương, giải pháp đã được đề ra trong Báo cáo 149/BC-CP ngày 24/9/2009 của Chính phủ, qua đó khắc phục tình trạng các giải pháp được đề xuất nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện với hiệu qủa thấp...
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng nguyên nhân của thực trạng đã nêu là do đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn; do hạn chế trong nhận thức và trình độ dẫn đến nhiều cán bộ làm sai nhưng cũng không biết mình làm sai.
Đại biểu đề nghị phải phân tích được những bất cập này để tìm nguyên nhân cụ thể, từ đó giải quyết tận gốc vấn đề.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đề nghị Quốc hội và Ủy ban thường vụ cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật; các Nghị quyết của Quốc hội hằng năng cần tăng cường hơn nữa trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường các hoạt động giám sát và tiếp tục cải tiến hơn nữa trong việc tiếp xúc cử tri.
Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện về thể chế, xây dựng các Luật có liên quan tới công tác khiếu nại, tố cáo; đổi mới về cơ chế, thể chế, tổ chức; nâng cao chất lượng và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác này; tăng cường thẩm tra việc tổ chức thực hiện; đổi mới hơn nữa trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác thông tin truyền thông để người dân hiểu rõ và đầy đủ hơn về khiếu nại, tố cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình đánh giá khiếu nại chủ yếu vẫn về lĩnh vực đất đai, tố cáo chủ yếu đối với khối cơ quan hành chính các cấp; tính chất vẫn gay gắt kéo dài. Thực trạng này không mới, các cơ quan chức năng cần tìm giải pháp để giải quyết hiệu quả, dứt điểm.
Đại biểu đề nghị cơ quan của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ là đầu mối phối hợp các cơ quan tập trung sức giải quyết dứt điểm không để tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài. Nhất trí phương hướng như Chính phủ đã xác định, đại biểu nhấn mạnh khiếu nại, tố cáo trong khuôn khổ pháp luật là quyền của công dân; người có thẩm quyền và cơ quan nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm giải quyết vụ việc.
Đại biểu đề xuất nếu có đơn thư mới phát sinh thuộc cấp nào thì quy định cấp đó giải quyết đến nơi không để kéo dài; nghiên cứu cơ chế chính sách nhà đất, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ... cũng là những vấn đề cần lưu ý trong tổng thể các giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng này, đại biểu nhấn mạnh./.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo về công tác dân nguyện và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2010; công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Nghe Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2011; định hướng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011; báo cáo giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010; các báo cáo công tác năm 2010 của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; các Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010.
Về công tác xây dựng pháp luật, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thanh tra; dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; dự án Luật Viên chức; dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường; dự án Luật Khoáng sản; dự án Luật Hợp tác xã; dự án Luật Lưu trữ; dự án Luật Tố tụng hành chính…
Trong phiên họp buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về công tác dân nguyện và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2010.
Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2010 của Chính phủ cho biết trong năm 2010, cả nước phát sinh hơn 112.060 vụ việc khiếu nại, tố cáo; trong đó có hơn 2.100 vụ việc nhiều người khiếu nại. So với cùng kỳ năm 2009 số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng 17%; có 32/62 địa phương số lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng; có 29/62 địa phương số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm.
Các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp gần 379.990 lượt công dân đến khiếu, tố cáo; trong đó có hơn 3.590 lượt đoàn đông người (từ năm người trở lên); tiếp nhận gần 157.780 đơn thư khiếu nại, tố cáo. So với năm 2009, số lượt công dân khiếu nại, tố cáo tăng 23,7%, số lượng đoàn đông người tăng 43,11% và số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo tăng 29,8%.
Nhận định về tình hình khiếu nại, tố cáo, Báo cáo nêu rõ vẫn tiếp tục tiềm ẩn những diễn biến phức tạp và phát sinh ở nhiều địa phương, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành hoàn thiện từng bước cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt kết quả rõ hơn, trong đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết; phấn đấu giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo mới phát sinh và giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, bức xúc, kéo dài, phức tạp.
Chính phủ đề nghị phải xác định công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những công tác trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm lo quyền dân chủ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân...; các ngành, địa phương phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo; chủ động nắm tình hình, có kế hoạch cụ thể giải quyết các vụ việc khiếu kiện của dân tại địa bàn quản lý.
Những vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người phải kịp thời phản ánh, đề xuất kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng cấp trên giải quyết kịp thời, không để vụ việc tồn đọng, không né tránh, đùn đẩy, quyết tâm giải quyết dứt điểm từng vụ việc.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo, chất lượng hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thấp, không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, chậm triển khai thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo...
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng như những ý kiến đóng góp của nhiều đại biểu trong phiên họp sáng nay đều chung nhận xét rằng tình hình khiếu nại, tố cáo không giảm và vẫn diễn biến phức tạp, phát sinh trên nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các địa phương, vì vậy cần phải được đánh giá đúng và làm rõ nguyên nhân của tình trạng này, từ đó có giải pháp phù hợp.
Tán thành với nhiều chủ trương, giải pháp được Chính phủ nêu, Ủy ban Pháp luật cho rằng để những chủ trương, giải pháp này được thực hiện hiệu quả, trước hết, Chính phủ cần báo cáo và đánh giá việc thực hiện những chủ trương, giải pháp đã được đề ra trong Báo cáo 149/BC-CP ngày 24/9/2009 của Chính phủ, qua đó khắc phục tình trạng các giải pháp được đề xuất nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện với hiệu qủa thấp...
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng nguyên nhân của thực trạng đã nêu là do đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn; do hạn chế trong nhận thức và trình độ dẫn đến nhiều cán bộ làm sai nhưng cũng không biết mình làm sai.
Đại biểu đề nghị phải phân tích được những bất cập này để tìm nguyên nhân cụ thể, từ đó giải quyết tận gốc vấn đề.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đề nghị Quốc hội và Ủy ban thường vụ cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật; các Nghị quyết của Quốc hội hằng năng cần tăng cường hơn nữa trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường các hoạt động giám sát và tiếp tục cải tiến hơn nữa trong việc tiếp xúc cử tri.
Đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện về thể chế, xây dựng các Luật có liên quan tới công tác khiếu nại, tố cáo; đổi mới về cơ chế, thể chế, tổ chức; nâng cao chất lượng và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác này; tăng cường thẩm tra việc tổ chức thực hiện; đổi mới hơn nữa trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác thông tin truyền thông để người dân hiểu rõ và đầy đủ hơn về khiếu nại, tố cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình đánh giá khiếu nại chủ yếu vẫn về lĩnh vực đất đai, tố cáo chủ yếu đối với khối cơ quan hành chính các cấp; tính chất vẫn gay gắt kéo dài. Thực trạng này không mới, các cơ quan chức năng cần tìm giải pháp để giải quyết hiệu quả, dứt điểm.
Đại biểu đề nghị cơ quan của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ là đầu mối phối hợp các cơ quan tập trung sức giải quyết dứt điểm không để tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài. Nhất trí phương hướng như Chính phủ đã xác định, đại biểu nhấn mạnh khiếu nại, tố cáo trong khuôn khổ pháp luật là quyền của công dân; người có thẩm quyền và cơ quan nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm giải quyết vụ việc.
Đại biểu đề xuất nếu có đơn thư mới phát sinh thuộc cấp nào thì quy định cấp đó giải quyết đến nơi không để kéo dài; nghiên cứu cơ chế chính sách nhà đất, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ... cũng là những vấn đề cần lưu ý trong tổng thể các giải pháp để giải quyết dứt điểm tình trạng này, đại biểu nhấn mạnh./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)