Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát lại việc phân cấp quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhằm tránh sự chồng chéo và trùng lắp trong triển khai.
Theo chỉ đạo, các cơ quan Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phân công tập trung xây dựng các văn bản quy định về cơ chế chính sách, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng tài liệu hướng dẫn thống nhất chung về tuyên truyền đào tạo tập huấn về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các cơ quan này cũng chịu trách nhiệm thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có sản phẩm xuất khẩu; lập danh sách các cơ sở xuất khẩu theo quy định của thị trường nhập khẩu.
Các đơn vị kiểm tra công nhận cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu, cũng như đăng ký xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản vào Việt Nam…
Đối với các đơn vị ở địa phương, xây dựng các văn bản quy định về cơ chế chính sách có tính chất đặc thù và thuộc thẩm quyền của địa phương; phổ biến tuyên truyền, tập huấn về chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm tới các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Các đơn vị ở địa phương có trách nhiệm thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản chỉ tiêu thụ nội địa; thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Việc lấy mẫu, gửi mẫu, giám sát việc triển khai chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm cũng do các đơn vị chức năng ở địa phương triển khai. Riêng việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận, xác nhận chất lượng, cấp phép sản phẩm nhập khẩu, xuất khẩu theo ủy quyền của cơ quan Trung ương…
Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, hiện các đơn vị đang hoàn thiện trình Bộ đề án chuỗi “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc;” trình Bộ trưởng ban hành 25 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Các đơn vị chuyên môn tiếp tục triển khai các chương trình giám sát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ; giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, giám sát thủy sản sau thu hoạch./.
Theo chỉ đạo, các cơ quan Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phân công tập trung xây dựng các văn bản quy định về cơ chế chính sách, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng tài liệu hướng dẫn thống nhất chung về tuyên truyền đào tạo tập huấn về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các cơ quan này cũng chịu trách nhiệm thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản có sản phẩm xuất khẩu; lập danh sách các cơ sở xuất khẩu theo quy định của thị trường nhập khẩu.
Các đơn vị kiểm tra công nhận cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu, cũng như đăng ký xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản vào Việt Nam…
Đối với các đơn vị ở địa phương, xây dựng các văn bản quy định về cơ chế chính sách có tính chất đặc thù và thuộc thẩm quyền của địa phương; phổ biến tuyên truyền, tập huấn về chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm tới các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Các đơn vị ở địa phương có trách nhiệm thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản chỉ tiêu thụ nội địa; thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Việc lấy mẫu, gửi mẫu, giám sát việc triển khai chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm cũng do các đơn vị chức năng ở địa phương triển khai. Riêng việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận, xác nhận chất lượng, cấp phép sản phẩm nhập khẩu, xuất khẩu theo ủy quyền của cơ quan Trung ương…
Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, hiện các đơn vị đang hoàn thiện trình Bộ đề án chuỗi “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc;” trình Bộ trưởng ban hành 25 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Các đơn vị chuyên môn tiếp tục triển khai các chương trình giám sát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ; giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, giám sát thủy sản sau thu hoạch./.
Hoàng Tùng (TTXVN)