Nức lòng phái nữ Việt

Phạm Thị Ngọc Oanh làm nức lòng phái nữ Việt

Phạm Thị Ngọc Oanh, nữ sinh duy nhất trên Đường lên đỉnh Olympia năm 2011 làm nức lòng người Hải Phòng, nức lòng phái nữ Việt...
Trường trung học phổ thông Tiên Lãng là một trong bốn đầu cầu truyền hình trực tiếp trong cuộc thi chung kết Olympia năm thứ 11. Em Phạm Thị Ngọc Oanh học lớp 12A2 của trường đã xuất sắc vượt qua các đối thủ để giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc thi chung kết năm thứ 11 của chương trình đường lên đỉnh Olympia Bất ngờ từ dự thi đến vào vòng chung kết Vinh dự được đại diện cho học sinh thành phố Hoa Phượng đỏ, Oanh thật sự đã làm cả nước biết đến trường  trung học phổ thông Tiên Lãng, Hải Phòng. Tham dự Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11, Oanh đã có bước khởi đầu khá ấn tượng. Sau hai vòng thi tuần (195 điểm) và thi tháng (220 điểm), chấp nhận vị trí "về nhì," Oanh may mắn được vào vòng thi quý với cương vị "người có số điểm nhì cao nhất." Chỉ đặt mục tiêu là có điểm ở vòng thi quý, Oanh cho biết: "Chính em cũng bất ngờ khi lọt vào trận chung kết. Nhưng Oanh cũng đã cảm thấy rất thoải mái và bình tĩnh để chuẩn bị vào trận chung kết." Cùng với lượng kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới và mục tiêu chính cũng là thi đại học, Oanh thừa nhận chỉ có một tuần thực sự để tập trung thời gian để chuẩn bị cho trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Oanh chia sẻ: Ngày còn là học sinh trung học Oanh rất yêu thích cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, vì đây là cuộc thi dành cho các bạn học sinh trung học phổ thông như Oanh. Oanh luôn ước mơ được một lần tham dự chương trình. Ngọc Oanh đã kể rằng suốt bốn năm qua dù có bận đến mấy, Oanh cũng thu xếp thời gian để xem chương trình. Nhưng việc tham dự cuộc thi của Oanh lại do thầy giáo chủ nhiệm làm giúp, đến khi có giấy gọi tham dự cuộc thi tuần Oanh mới biết mình được đi thi Đường lên đỉnh Olympia. Trong cuộc thi tuần và thi tháng của quý I Oanh hai lần là người về nhì và được vào cuộc thi quý với tư cách là người có điểm nhì cao nhất. Nhưng, vào cuộc thi quý Oanh xuất sắc vượt qua 3 đối thủ nhất trong 3 cuộc thi tháng để giành vòng nguyệt quế với 275 điểm, và là người đầu tiên góp mặt trong cuộc thi chung kết năm. Với điểm số khá cao 275 điểm (hơn người về đích thứ 2 là 35 điểm) Ngọc Oanh khá tự tin khi tham gia cuộc thi chung kết, cùng có mặt trong cuộc thi chung kết còn có các bạn Thái Ngọc Huy - Trường Quốc học Huế; bạn Lê Bảo Lộc - Trường Chuyên Lê Quý Đôn- Ninh Thuận và bạn Vũ Bạch Nhật- Trường trung học phổ thông Đông Thành- Quảng Ninh. Là người thuận lợi nhất trong vòng thi về đích khi tạm dẫn đầu với 220 điểm, Phạm Thị Ngọc Oanh chọn gói câu hỏi 60 điểm. Xuất sắc trả lời đúng câu hỏi 10 điểm và câu hỏi 20 điểm, song Ngọc Oanh đã không vượt qua được câu hỏi 20 điểm có đặt ngôi sao hy vọng và câu hỏi 20 điểm cuối cùng. Đặc biệt, ở câu hỏi về đàn K'lông Pút, Ngọc Oanh phát âm “K'rông Pút”. Nhà sử học Lê Văn Lan khẳng định đáp án là K'lông Pút. Kết thúc phần thi này, Ngọc Oanh có 230 điểm.
Xứng đáng với những lời chúc mừng
Trên các diễn đàn cư dân mạng đang tưng bừng lời chúc dành cho Ngọc Oanh. Nhiều người hâm mộ là nữ giới đã đồng tình với lời chúc mừng của người hâm mộ có tên Trần Thị Hoàng Yến: “Chị chúc em những gì hạnh phúc nhất trong chiến thắng ngày hôm nay, thật tự hào vì em là một người con gái. Chúc em luôn giữ vị trí này trong những kỳ thi trong cuộc sống và tương lai sắp tới. Chị tin và sẽ dõi theo em.” Bạn đọc có tên Vũ Thanh đã viết: “Em thật giỏi thật vô tư và hồn nhiên. Xin cho tôi được gửi lời chúc đầy ngưỡng mộ tới em và gia đình chúc em phát huy được tài năng của mình nước Việt Nam mình rất cần những người như em đó. Hãy cố lên.” Gặp Oanh sau buổi ghi hình ở trường quay S9, phóng viên nhận thấy ở bên ngoài Ngọc Oanh khá dễ gần. Lên hình  cô học trò Tiên Lãng này có vẻ hơi “tròn” chứ ở ngoài đời Ngọc Oanh có vóc người nhỏ nhắn hơn hẳn.  Khi được phỏng vấn, Oanh có cách nói chuyện khiêm tốn, ngắn gọn và gây được thiện cảm với người đối diện. 12 năm liền là học sinh giỏi, Oanh luôn nằm trong danh sách những cá nhân nổi bật ở lớp. Năm học lớp 12, Oanh còn từng được nhận về giải nhì thành phố Hải Phòng môn Hoá học. Thế nên nhiều người hơi tiếc khi em không được trả lời được câu hỏi về phản ứng hoá học. Song các khán giả ở trường quay đã "bênh" Oanh rằng câu hỏi hơi phức tạp mà thời gian ngắn quá nên thí sinh khó có thể trả lời chính xác. Nhà Oanh ở giữa "xứ thuốc lào" Đồng nghiệp ở báo Hải Phòng cho biết: Đến xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng tìm nhà Oanh quả không khó, vì bây giờ Oanh là người khá nổi tiếng, thậm chí người dân ở đây còn nhiệt tình bỏ dở công việc dẫn lối khách đến tận nhà Oanh. Đi giữa xóm làng có mùi thuốc lào cay cay mũi, các phóng viên còn xúc động vì tình cảm của người dân trong  xóm ngoài làng đang chung niềm phấn khởi và tự hào về Ngọc Oanh. Được biết, nhà Oanh có 2 chị em gái, Oanh là chị lớn trong nhà. Vì thế Oanh luôn vâng lời và chăm chỉ học tập để bố mẹ được tự hào về con gái mình. Với sự cố gắng đó, 12 năm liền Oanh là học sinh giỏi toàn diện, từ lớp 3 đến lớp 9 năm nào Oanh cũng được nhận giải học sinh giỏi của huyện, và của thành phố các môn Toán, Tiếng Việt. Đến năm lớp 12, Oanh đạt giải nhì thành phố môn Hóa. Không chỉ lo việc học của mình Oanh còn thường xuyên kèm cặp cô em gái học lớp 5 trong việc học và vệ sinh cá nhân. Và cô em gái của Oanh cũng có 5 năm liền đạt học sinh giỏi toàn diện. Được biết, đến sát ngày thi chung kết, Oanh vẫn miệt mài đọc nhiều sách, báo, xem thời sự, lên mạng tra cứu các thông tin mà mình còn thiếu. Theo Oanh: Tri thức giống như đường chân trời. Ta càng lại gần nó lại càng lùi ra xa. Càng đọc, càng tìm hiểu thì lại thấy mình còn thiếu nhiều thứ lắm. Buổi sáng chủ nhật ngày 19.6, nhiều người ở thành phố Cảng đã dõi theo với ước vọng  đã hoàn thành: Oanh là người đầu tiên leo lên đỉnh Olympia, mang về niềm tự hào cho thành phố hoa phượng đỏ./.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khích lệ tinh thần 4 nhà leo núi

Chiều ngày 16/6, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có buổi gặp gỡ thân mật với 4 thí sinh vào chung kết năm của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2011.

Người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà chia sẻ: “Tôi khâm phục sự hiểu biết của các thí sinh tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Vì có những câu hỏi không nằm trong chương trình học và nhiều khi người lớn ngồi dưới cũng không trả lời được”. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tinh thần đồng đội được các thí sinh thể hiện rất tốt trong mỗi cuộc thi.
Nguyễn Anh (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục