Một tạp chí Estonia ngày 10/9 đã phải lên tiếng xin lỗi khi cho đăng một quảng cáo, trong đó sử dụng tấm hình tù nhân tại một trại tập trung thời Quốc xã, gây nên sự phẫn nộ trong các cộng đồng người Do Thái.
Sulev Vedler, Phó tổng biên tập tạp chí Eesti Ekspress, thanh minh với AFP: “Mẩu quảng cáo được in trên trang trào phúng. Tôi cho rằng những người sống ở các môi trường văn hóa khác chúng tôi chỉ không hiểu như chúng tôi hiểu.”
Ông tuyên bố quảng cáo “thuốc giảm cân bác sĩ Mengele” là một biếm họa nhắm vào công ty khí đốt nhà nước GasTerm Eesti, tuần trước đã đăng bức hình trại tập trung Quốc xã khét tiếng Auschwitz cùng dòng chữ Arbeit Macht Frei trên trang web chính thức của công ty.
GasTerm Eesti nhanh chóng rút bức ảnh xuống và xin lỗi với lời giải thích họ đã phạm sai lầm trong cố gắng chỉ cho người dân thấy sự đối lập giữa loại khí ga gây chết người ở trại Auschwitz và loại khí đốt sưởi ấm an toàn.
Vedler nói: “Với chúng tôi đó là một trò đùa chống phátxít đáp lại mẩu quảng cáo không hợp lý gần đây của một công ty Estonia. Chúng tôi không có ý định cười cợt trên bất cứ số phận bi kịch nào, chúng tôi không nhắc đến dân tộc cụ thể nào trong bức hình.”
Tuy nhiên, khi sử dụng tên Mengele, một bác sỹ thời Quốc xã đã thí nghiệm trên tù nhân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tạp chí Eesti Ekpress đã đụng chạm tới một biểu tượng kinh hoàng của cuộc thảm sát người Do Thái.
Tờ tạp chí hàng tuần, có số phát hành lớn thứ hai ở Estonia, đã bị những nhóm Do Thái phản đối dữ dội.
Efraim Zuroff, Giám đốc Trung tâm Simon Wiesenthal ở Jerusalem, nói trong một tuyên bố: “Thật khó hiểu việc một tờ tạp chí hàng tuần hàng đầu và được tôn trọng ở một quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) lại đăng tải một bức hình cười cợt trên hàng triệu nạn nhân của chế độ Quốc xã.”
Người phát ngôn của cộng đồng Do Thái ở Estonia, Alla Jakobson, nói với nhật báo Postimees rằng nước này đang đối mặt với “những vấn đề lớn về các giá trị đạo đức.”
Lịch sử thời chiến của Estonia, một quốc gia có 1,3 triệu dân, là rất nhạy cảm. Một số người Estonia nhìn Quốc xã với con mắt thiện cảm hơn, sau khi quân Đức đuổi quân Liên Xô khỏi nước này. Dân số người Do Thái trước chiến tranh ở Estonia là 4.400 người, hầu hết rời đi sau khi Quốc xã chiếm nước này năm 1941, nhưng 1.000 người ở lại đã bị sát hại.
Quốc xã cũng đã đưa 10.000 người Do Thái từ nước ngoài tới các trại tập trung ở Estonia, hầu hết đều thiệt mạng.
Hồng quân đã đuổi quân phátxít đi vào năm 1944 và Estonia gia nhập Liên bang Xô viết cho tới khi tan rã vào năm 1991. Nước này gia nhập EU năm 2004./.
Sulev Vedler, Phó tổng biên tập tạp chí Eesti Ekspress, thanh minh với AFP: “Mẩu quảng cáo được in trên trang trào phúng. Tôi cho rằng những người sống ở các môi trường văn hóa khác chúng tôi chỉ không hiểu như chúng tôi hiểu.”
Ông tuyên bố quảng cáo “thuốc giảm cân bác sĩ Mengele” là một biếm họa nhắm vào công ty khí đốt nhà nước GasTerm Eesti, tuần trước đã đăng bức hình trại tập trung Quốc xã khét tiếng Auschwitz cùng dòng chữ Arbeit Macht Frei trên trang web chính thức của công ty.
GasTerm Eesti nhanh chóng rút bức ảnh xuống và xin lỗi với lời giải thích họ đã phạm sai lầm trong cố gắng chỉ cho người dân thấy sự đối lập giữa loại khí ga gây chết người ở trại Auschwitz và loại khí đốt sưởi ấm an toàn.
Vedler nói: “Với chúng tôi đó là một trò đùa chống phátxít đáp lại mẩu quảng cáo không hợp lý gần đây của một công ty Estonia. Chúng tôi không có ý định cười cợt trên bất cứ số phận bi kịch nào, chúng tôi không nhắc đến dân tộc cụ thể nào trong bức hình.”
Tuy nhiên, khi sử dụng tên Mengele, một bác sỹ thời Quốc xã đã thí nghiệm trên tù nhân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tạp chí Eesti Ekpress đã đụng chạm tới một biểu tượng kinh hoàng của cuộc thảm sát người Do Thái.
Tờ tạp chí hàng tuần, có số phát hành lớn thứ hai ở Estonia, đã bị những nhóm Do Thái phản đối dữ dội.
Efraim Zuroff, Giám đốc Trung tâm Simon Wiesenthal ở Jerusalem, nói trong một tuyên bố: “Thật khó hiểu việc một tờ tạp chí hàng tuần hàng đầu và được tôn trọng ở một quốc gia là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) lại đăng tải một bức hình cười cợt trên hàng triệu nạn nhân của chế độ Quốc xã.”
Người phát ngôn của cộng đồng Do Thái ở Estonia, Alla Jakobson, nói với nhật báo Postimees rằng nước này đang đối mặt với “những vấn đề lớn về các giá trị đạo đức.”
Lịch sử thời chiến của Estonia, một quốc gia có 1,3 triệu dân, là rất nhạy cảm. Một số người Estonia nhìn Quốc xã với con mắt thiện cảm hơn, sau khi quân Đức đuổi quân Liên Xô khỏi nước này. Dân số người Do Thái trước chiến tranh ở Estonia là 4.400 người, hầu hết rời đi sau khi Quốc xã chiếm nước này năm 1941, nhưng 1.000 người ở lại đã bị sát hại.
Quốc xã cũng đã đưa 10.000 người Do Thái từ nước ngoài tới các trại tập trung ở Estonia, hầu hết đều thiệt mạng.
Hồng quân đã đuổi quân phátxít đi vào năm 1944 và Estonia gia nhập Liên bang Xô viết cho tới khi tan rã vào năm 1991. Nước này gia nhập EU năm 2004./.
Trần Trọng (Vietnam+)