Theo Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, từ 6 - 15/12, đặc phái viên của Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên, Glyn Davies sẽ có chuyến công du đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Cùng đi còn có Trưởng đoàn đàm phán sáu bên của Mỹ, ông Clifford Hart.
Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Davies tới Đông Bắc Á kể từ khi ông được bổ nhiệm vào vị trí đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên tháng 10 vừa qua.
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về việc Washinton sẽ có thêm các cuộc đối thoại cấp cao khác với Bình Nhưỡng.
Hồi tháng 10, phái đoàn Mỹ đã có cuộc gặp trực tiếp với phái đoàn Triều Tiên tại Geneva, Thụy Sỹ nhằm duy trì liên lạc giữa hai nước.
Phát biểu với báo giới tại Washinton, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết “Trên cương vị công tác mới, chuyến công du là cơ hội tốt để ông Glyn Davies trao đổi với các đối tác chính của Mỹ về các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên”.
Dự kiến chặng dừng chân đầu tiên ở Seoul, ông Glyn Davies và ông Clifford Hart sẽ có cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Hàn Quốc như Ngoại trưởng Kim Sung-hwan, Bộ trưởng Thống nhất Yu Woo-ik và Cố vấn an ninh quốc gia Chun Yung-woo để trao đổi quan điểm về tình hình Bán đảo Triều Tiên.
Trước chuyến công du của đặc phái viên Mỹ, CHDCND Triều Tiên ngày 30/11 tuyên bố nước này đang đạt được tiến bộ trong các hoạt động hạt nhân.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này cho biết "việc xây dựng lò phản ứng nước nhẹ (LWR) thí nghiệm và sản xuất uranium làm giàu cấp độ thấp để cung cấp nguyên liệu thô đang tiến triển nhanh chóng, nhờ vào nền kinh tế vững chắc và các tiến bộ trong khoa học và công nghệ của Triều Tiên".
Tuy nhiên, tuyên bố khẳng định các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên nhằm phục vụ các mục đích hòa bình, cụ thể là để cung cấp điện năng cho toàn quốc và là một trong những chiến lược phát triển kinh tế của Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng tái khẳng định nước này sẵn sàng nối lại đàm phán sáu bên không kèm theo bất cứ điều kiện tiên quyết nào.
Ngay sau khi Triều Tiên đưa ra tuyên bố trên, Mỹ đã kêu gọi Bình Nhưỡng thực hiện những biện pháp cụ thể để từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời khẳng định Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân và cho phép các thanh sát viên tới giám sát tiến trình giải trừ hạt nhân trước khi nối lại đàm phán sáu bên.
Trong khi đó, Trung Quốc kêu gọi nối lại đàm phán 6 bên, bị đình trệ từ tháng 12/2008, trong thời gian "sớm nhất có thể"./.
Đây là chuyến công du đầu tiên của ông Davies tới Đông Bắc Á kể từ khi ông được bổ nhiệm vào vị trí đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên tháng 10 vừa qua.
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về việc Washinton sẽ có thêm các cuộc đối thoại cấp cao khác với Bình Nhưỡng.
Hồi tháng 10, phái đoàn Mỹ đã có cuộc gặp trực tiếp với phái đoàn Triều Tiên tại Geneva, Thụy Sỹ nhằm duy trì liên lạc giữa hai nước.
Phát biểu với báo giới tại Washinton, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết “Trên cương vị công tác mới, chuyến công du là cơ hội tốt để ông Glyn Davies trao đổi với các đối tác chính của Mỹ về các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên”.
Dự kiến chặng dừng chân đầu tiên ở Seoul, ông Glyn Davies và ông Clifford Hart sẽ có cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Hàn Quốc như Ngoại trưởng Kim Sung-hwan, Bộ trưởng Thống nhất Yu Woo-ik và Cố vấn an ninh quốc gia Chun Yung-woo để trao đổi quan điểm về tình hình Bán đảo Triều Tiên.
Trước chuyến công du của đặc phái viên Mỹ, CHDCND Triều Tiên ngày 30/11 tuyên bố nước này đang đạt được tiến bộ trong các hoạt động hạt nhân.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này cho biết "việc xây dựng lò phản ứng nước nhẹ (LWR) thí nghiệm và sản xuất uranium làm giàu cấp độ thấp để cung cấp nguyên liệu thô đang tiến triển nhanh chóng, nhờ vào nền kinh tế vững chắc và các tiến bộ trong khoa học và công nghệ của Triều Tiên".
Tuy nhiên, tuyên bố khẳng định các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên nhằm phục vụ các mục đích hòa bình, cụ thể là để cung cấp điện năng cho toàn quốc và là một trong những chiến lược phát triển kinh tế của Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng tái khẳng định nước này sẵn sàng nối lại đàm phán sáu bên không kèm theo bất cứ điều kiện tiên quyết nào.
Ngay sau khi Triều Tiên đưa ra tuyên bố trên, Mỹ đã kêu gọi Bình Nhưỡng thực hiện những biện pháp cụ thể để từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời khẳng định Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân và cho phép các thanh sát viên tới giám sát tiến trình giải trừ hạt nhân trước khi nối lại đàm phán sáu bên.
Trong khi đó, Trung Quốc kêu gọi nối lại đàm phán 6 bên, bị đình trệ từ tháng 12/2008, trong thời gian "sớm nhất có thể"./.
(TTXVN/Vietnam+)