Mặc dù chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng hiện nay có một số hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh - chủ yếu ở huyện Duyên Hải, buộc phải thu hoạch sớm cả trăm tấn tôm nuôi.
Do thu hoạch sớm hơn từ 2-2,5 tháng, tôm không đủ chuẩn xuất khẩu, chỉ tiêu thụ nội địa nên chỉ bán được từ 35.000-40.000 đồng/kg. Với giá này chỉ bằng khoảng 20- 25% giá tôm nguyên liệu các nhà máy chế biến mua hiện nay nên các hộ nuôi tôm thu hoạch sớm bị lỗ.
Tệ hơn, ngoài số hộ buộc phải thu họach “tôm non” ở vùng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh còn khoảng 140 triệu con tôm giống của gần 2.000 hộ thả nuôi từ 30-45 ngày tuổi bị mất trắng, gây thiệt hại nặng cho người nuôi.
Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân người nuôi tôm buộc phải thu họach sớm và tôm nuôi bị chết là do thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích nuôi tôm bị cạn nước, tôm nuôi bị “sốc nhiệt” dẫn đến chết.
Ngoài ra, môi trường nước ở vùng nuôi tôm đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, người nuôi thả giống vào thời điểm không thích hợp.
Nhằm hạn chế thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống bám cơ sở phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức việc chấp hành các quy định của chính quyền và ngành chuyên môn trong việc nuôi tôm - nhất là khâu xử lý nước thải.
Ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có gần 15.000 hộ, thả nuôi khoảng 1 tỷ con tôm sú giống trên diện tích gần 15.000ha mặt nước./.
Do thu hoạch sớm hơn từ 2-2,5 tháng, tôm không đủ chuẩn xuất khẩu, chỉ tiêu thụ nội địa nên chỉ bán được từ 35.000-40.000 đồng/kg. Với giá này chỉ bằng khoảng 20- 25% giá tôm nguyên liệu các nhà máy chế biến mua hiện nay nên các hộ nuôi tôm thu hoạch sớm bị lỗ.
Tệ hơn, ngoài số hộ buộc phải thu họach “tôm non” ở vùng ngập mặn ven biển tỉnh Trà Vinh còn khoảng 140 triệu con tôm giống của gần 2.000 hộ thả nuôi từ 30-45 ngày tuổi bị mất trắng, gây thiệt hại nặng cho người nuôi.
Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân người nuôi tôm buộc phải thu họach sớm và tôm nuôi bị chết là do thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích nuôi tôm bị cạn nước, tôm nuôi bị “sốc nhiệt” dẫn đến chết.
Ngoài ra, môi trường nước ở vùng nuôi tôm đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, người nuôi thả giống vào thời điểm không thích hợp.
Nhằm hạn chế thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống bám cơ sở phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức việc chấp hành các quy định của chính quyền và ngành chuyên môn trong việc nuôi tôm - nhất là khâu xử lý nước thải.
Ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có gần 15.000 hộ, thả nuôi khoảng 1 tỷ con tôm sú giống trên diện tích gần 15.000ha mặt nước./.
Huy Hoàng (Vietnam+)