“Ít nhất phải đến quý III/2012 sự tác động từ các chính sách ‘giải cứu’ mới có thể thẩm thấu vào nền kinh tế, vì vậy triển vọng ổn định của thị trường chứng khoán cũng cần có độ trễ về thời gian,” Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội Hà Nội nhận định.
Thông tin tốt, phục hồi mạnh
Trong tháng Tư và tháng Năm, nhiều thông tin chính sách hỗ trợ cho kinh tế vĩ mô đã được các cơ quan chức năng liên tục đưa ra.
Gần đây nhất, Bộ Tài chính đã đưa ra đề xuất về năm nhóm giải pháp về chi tiêu công và các giải pháp về thuế, phí sẽ tác động khoảng 29.000 tỷ đồng. Cụ thể, nhóm giải pháp chi tiêu công trị giá khoảng 3.560 tỷ đồng, nhằm tạo ra cầu về vật liệu xây dựng và hàng loạt hàng hóa là đầu vào khác cho các dự án cơ sở hạ tầng, từ đó giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn.
Nhóm giải pháp về thuế và phí như gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, gia hạn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2011 trở về trước mà doanh nghiệp còn nợ, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2012, giảm 50% tiền thuê đất của năm nay cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ…
Thêm vào đó, Thông tư 14 áp dụng trần lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành cũng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 08/05/2012, trong đó quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn dành cho một số lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu, các ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trần lãi suất cho vay sẽ được tính bằng cách cộng 3% vào lãi suất huy động. Như vậy với lãi suất huy động hiện tại là 12% thì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa sẽ là 15%.
Tiếp nhận những thông tin trên, thị trường chứng khoán đã có những phản ứng rất tích cực, đặc biệt trong hai phiên gần đầy, cả hai chỉ số HNX-Index và VN-Index đều giữ được mức tăng trưởng mạnh. Khối lượng tiền lớn đã được đổ vào thị trường, đẩy nhóm cổ phiếu thị giá thấp tăng trần ồ ạt. Theo đánh giá của các chuyên gia, những động thái trên có thể coi đó là hoạt động thiết lập mặt bằng giá mới và kết quả thu được một phần là do có được sự hậu thuẫn tâm lý từ nhóm các nhà đầu tư cá nhân.
Nhìn lại diễn biến trên thị trường, kể từ đầu năm 2012 trở lại đây (7/5), cả hai sàn niêm yết đã có chu kỳ hồi phục khá “thú vị”, chỉ số VN-Index và HNX-Index cùng đạt mức tăng trưởng khoảng 40% và mức thanh khoản trên dưới 100 triệu đơn vị/sàn/phiên là khá phổ biến.
Vẫn chưa thể lạc quan
Tuy nhiên, trái với những tâm lý lạc quan của khối các nhà đầu tư cá nhân, giới chuyên gia cho rằng hiện giờ vẫn chưa thể đánh giá được tác động từ chính sách vào nền kinh tế và thậm chí nếu có kết quả khả quan thì cũng chỉ có thể xuất hiện từ quý III trở đi.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, về logic một chính sách khi đưa vào đời sống cần phải có một quãng thời gian dài để kiểm chứng. Nhất là trong bối cảnh hầu hết doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp niêm yết nói riêng đang phải gắng gượng tồn tại thì không thể kỳ vọng nền kinh tế sẽ biến đổi “sắc màu” nhanh chóng được.
"Hơn nữa một chính sách ra đời bao giờ cũng có tính hai mặt, cũng cần phải nhìn nhận về gói hỗ trợ của từ Bộ Tài chính cũng sẽ đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ bị giảm thu về ngân sách đồng thời cảnh giác hệ quả xấu về thất thu từ lạm dụng chính sách (trường hợp doanh nghiệp, tổ chức… lạm dụng chính sách trong quá trình thực hiện)," ông Phong nói.
Về chính sách tiền tệ, ông Vũ Tú, Quyền giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty chứng khoán Bản Việt tỏ ra khá quan ngại và chỉ ra, việc áp trần lãi suất cho vay khó có thể đánh giá tác động do được áp dụng cho những lĩnh vực và doanh nghiệp nhất định. Động thái này có thể là yếu tố hỗ trợ để giảm lãi suất cho vay cho những doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cân đối kế toán tốt.
"Tuy nhiên nhìn chung, trần lãi suất cho vay có thể có những hệ quả không lường trước được như không khuyến khích các ngân hàng cho vay với mức lợi tức thấp hơn. Vì vậy, một số doanh nghiệp trong những lĩnh vực áp dụng trên thực tế có thể khó vay được theo mức trần lãi suất này," ông Tú lo ngại.
Từ thực tế trên, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, khi mà doanh nghiệp vẫn còn đang “chết điếng” thì chưa thể có căn cứ thực tiễn nào khẳng định cho đà tăng trưởng trên thị trường chứng khoán là ổn định.
Đồng tình với những quan điểm trên, ông Ngô Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Hòa Bình nhấn mạnh, quan sát diễn biến thì rõ ràng xu thế chung trên thị trường chứng khoán có nhiều điểm tích cực hơn so với năm 2011.
“Trong thực tế, quá trình hồi phục từ đầu năm tới nay thị trường đã trải qua nhiều đợt phân phối, song trong các đợt này xuất hiện sự tích lũy khá mạnh. Điều này cho thấy, trong khi nhà đầu tư cá nhân khá thận trọng chỉ tham gia vào từng đợt ‘sóng ngắn' thì các nhà tạo lập thị trường lại khá điêu luyện và thành công trong việc giữ chân dòng tiền trong thị trường,” ông Trung nhận định./.
Thông tin tốt, phục hồi mạnh
Trong tháng Tư và tháng Năm, nhiều thông tin chính sách hỗ trợ cho kinh tế vĩ mô đã được các cơ quan chức năng liên tục đưa ra.
Gần đây nhất, Bộ Tài chính đã đưa ra đề xuất về năm nhóm giải pháp về chi tiêu công và các giải pháp về thuế, phí sẽ tác động khoảng 29.000 tỷ đồng. Cụ thể, nhóm giải pháp chi tiêu công trị giá khoảng 3.560 tỷ đồng, nhằm tạo ra cầu về vật liệu xây dựng và hàng loạt hàng hóa là đầu vào khác cho các dự án cơ sở hạ tầng, từ đó giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn.
Nhóm giải pháp về thuế và phí như gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, gia hạn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2011 trở về trước mà doanh nghiệp còn nợ, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2012, giảm 50% tiền thuê đất của năm nay cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ…
Thêm vào đó, Thông tư 14 áp dụng trần lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành cũng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 08/05/2012, trong đó quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn dành cho một số lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu, các ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trần lãi suất cho vay sẽ được tính bằng cách cộng 3% vào lãi suất huy động. Như vậy với lãi suất huy động hiện tại là 12% thì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa sẽ là 15%.
Tiếp nhận những thông tin trên, thị trường chứng khoán đã có những phản ứng rất tích cực, đặc biệt trong hai phiên gần đầy, cả hai chỉ số HNX-Index và VN-Index đều giữ được mức tăng trưởng mạnh. Khối lượng tiền lớn đã được đổ vào thị trường, đẩy nhóm cổ phiếu thị giá thấp tăng trần ồ ạt. Theo đánh giá của các chuyên gia, những động thái trên có thể coi đó là hoạt động thiết lập mặt bằng giá mới và kết quả thu được một phần là do có được sự hậu thuẫn tâm lý từ nhóm các nhà đầu tư cá nhân.
Nhìn lại diễn biến trên thị trường, kể từ đầu năm 2012 trở lại đây (7/5), cả hai sàn niêm yết đã có chu kỳ hồi phục khá “thú vị”, chỉ số VN-Index và HNX-Index cùng đạt mức tăng trưởng khoảng 40% và mức thanh khoản trên dưới 100 triệu đơn vị/sàn/phiên là khá phổ biến.
Vẫn chưa thể lạc quan
Tuy nhiên, trái với những tâm lý lạc quan của khối các nhà đầu tư cá nhân, giới chuyên gia cho rằng hiện giờ vẫn chưa thể đánh giá được tác động từ chính sách vào nền kinh tế và thậm chí nếu có kết quả khả quan thì cũng chỉ có thể xuất hiện từ quý III trở đi.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, về logic một chính sách khi đưa vào đời sống cần phải có một quãng thời gian dài để kiểm chứng. Nhất là trong bối cảnh hầu hết doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp niêm yết nói riêng đang phải gắng gượng tồn tại thì không thể kỳ vọng nền kinh tế sẽ biến đổi “sắc màu” nhanh chóng được.
"Hơn nữa một chính sách ra đời bao giờ cũng có tính hai mặt, cũng cần phải nhìn nhận về gói hỗ trợ của từ Bộ Tài chính cũng sẽ đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ bị giảm thu về ngân sách đồng thời cảnh giác hệ quả xấu về thất thu từ lạm dụng chính sách (trường hợp doanh nghiệp, tổ chức… lạm dụng chính sách trong quá trình thực hiện)," ông Phong nói.
Về chính sách tiền tệ, ông Vũ Tú, Quyền giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty chứng khoán Bản Việt tỏ ra khá quan ngại và chỉ ra, việc áp trần lãi suất cho vay khó có thể đánh giá tác động do được áp dụng cho những lĩnh vực và doanh nghiệp nhất định. Động thái này có thể là yếu tố hỗ trợ để giảm lãi suất cho vay cho những doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cân đối kế toán tốt.
"Tuy nhiên nhìn chung, trần lãi suất cho vay có thể có những hệ quả không lường trước được như không khuyến khích các ngân hàng cho vay với mức lợi tức thấp hơn. Vì vậy, một số doanh nghiệp trong những lĩnh vực áp dụng trên thực tế có thể khó vay được theo mức trần lãi suất này," ông Tú lo ngại.
Từ thực tế trên, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, khi mà doanh nghiệp vẫn còn đang “chết điếng” thì chưa thể có căn cứ thực tiễn nào khẳng định cho đà tăng trưởng trên thị trường chứng khoán là ổn định.
Đồng tình với những quan điểm trên, ông Ngô Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Hòa Bình nhấn mạnh, quan sát diễn biến thì rõ ràng xu thế chung trên thị trường chứng khoán có nhiều điểm tích cực hơn so với năm 2011.
“Trong thực tế, quá trình hồi phục từ đầu năm tới nay thị trường đã trải qua nhiều đợt phân phối, song trong các đợt này xuất hiện sự tích lũy khá mạnh. Điều này cho thấy, trong khi nhà đầu tư cá nhân khá thận trọng chỉ tham gia vào từng đợt ‘sóng ngắn' thì các nhà tạo lập thị trường lại khá điêu luyện và thành công trong việc giữ chân dòng tiền trong thị trường,” ông Trung nhận định./.
Linh Chi (Vietnam+)