Ngày 6/2, Thiếu tướng Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên đã chủ trì họp báo công bố một số kết quả bước đầu phá vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” của tổ chức chính trị phản động có danh xưng “Hội đồng công luật công án Bia Sơn," xảy ra tại Khu du lịch sinh thái Đá Bia.
Thiếu tướng Phạm Văn Hóa cho biết tiền thân của tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” là tổ chức “Ân đàn đại đạo” thành lập năm 1975 do Phan Văn Thu, sinh năm 1948, quê quán xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên, cầm đầu đã bị bắt đưa đi cải tạo tại A30 Phú Yên nhưng đến năm 1976 trốn trại và bị bắt lại ngày 26/8/1978.
Tháng 5/1983, Phan Văn Thu ra trại và quản thúc tại địa phương nhưng đến năm 1984, Thu trốn khỏi nơi quản thúc vào tỉnh Đồng Nai thành lập tổ chức phản động, đồng thời đổi tên là Trần Công.
Từ năm 2004 đến năm 2011, Trần Công về Khu du lịch sinh thái Đá Bia (còn có tên gọi là Khu du lịch sinh thái Hoàng Long, thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) làm trung tâm chỉ huy hoạt động để bí mật phát triển tổ chức chính trị phản động trên ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước với trên 300 đối tượng tham gia, có cả Việt kiều.
Tại mỗi tỉnh, thành có hình thành chân rết với hình thức “pháp hội” và hoạt động dưới danh nghĩa “bất bạo động” nhưng thực chất âm mưu là lật đổ chính quyền nhân dân.
Công an tỉnh Phú Yên đã thành lập chuyên án C611 và sáng 5/2 đã đột nhập vào tận sào huyệt, phá tan bộ máy trung ương của tổ chức phản động này.
Ngoài đối tượng cầm đầu là Trần Công (tức Phan Văn Thu), cơ quan an ninh còn bắt 5 đối tượng, gồm Lê Duy Lộc (sinh năm 1956, quê ở tỉnh Ninh Thuận) là Trưởng Ban khoa giáo của tổ chức; Võ Thành Lê (sinh năm 1955, quê ở xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) là Trưởng Ban đối nội; Lê Phúc (sinh năm 1951, quê quán Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận) là Trưởng Ban tổ chức; Lê Đức Động (sinh năm 1983; quê quán huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) là Trưởng Ban hồng vệ pháp và Lê Trọng Cư (sinh năm 1966, quê quán xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là lái xe kiêm vệ sỹ trực tiếp của Trần Công.
Ngày 6/2, Cơ quan an ninh đã bắt tiếp 3 đối tượng khác là Nguyễn Kỳ Lạc (sinh năm 1951, quê quán xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) là Trưởng Ban hành pháp; Đoàn Đình Nam (sinh năm 1951, quê quán Thừa Thiên Huế) là Tổng trưởng các Ban kiêm Pháp hội Thiên Phước ở Tuy Hòa và Võ Ngọc Cư (sinh năm 1951, quê quán xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) là Phó trưởng ban nghi lễ của tổ chức. Võ Ngọc Cư đã từng tham gia tổ chức cũ “Ân đàn đại đạo,” đã bị bắt cải tạo từ năm 1980-1985.
Thiếu tướng Phạm Văn Hóa cho biết những đối tượng khác trong tổ chức này đang tiếp tục bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Qua khám xét, Cơ quan an ninh còn thu giữ hàng trăm tập tài liệu thể hiện nội dung cương lĩnh hoạt động của tổ chức chính trị phản động trên; 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 2 máy tính xách tay, 1 máy ảnh, 1 máy quay phim, trên 12.000 USD và gần 190 triệu đồng.
Công an tỉnh Phú Yên đang tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục tố tụng để truy tố và đưa ra xét xử./.
Thiếu tướng Phạm Văn Hóa cho biết tiền thân của tổ chức phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” là tổ chức “Ân đàn đại đạo” thành lập năm 1975 do Phan Văn Thu, sinh năm 1948, quê quán xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên, cầm đầu đã bị bắt đưa đi cải tạo tại A30 Phú Yên nhưng đến năm 1976 trốn trại và bị bắt lại ngày 26/8/1978.
Tháng 5/1983, Phan Văn Thu ra trại và quản thúc tại địa phương nhưng đến năm 1984, Thu trốn khỏi nơi quản thúc vào tỉnh Đồng Nai thành lập tổ chức phản động, đồng thời đổi tên là Trần Công.
Từ năm 2004 đến năm 2011, Trần Công về Khu du lịch sinh thái Đá Bia (còn có tên gọi là Khu du lịch sinh thái Hoàng Long, thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) làm trung tâm chỉ huy hoạt động để bí mật phát triển tổ chức chính trị phản động trên ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước với trên 300 đối tượng tham gia, có cả Việt kiều.
Tại mỗi tỉnh, thành có hình thành chân rết với hình thức “pháp hội” và hoạt động dưới danh nghĩa “bất bạo động” nhưng thực chất âm mưu là lật đổ chính quyền nhân dân.
Công an tỉnh Phú Yên đã thành lập chuyên án C611 và sáng 5/2 đã đột nhập vào tận sào huyệt, phá tan bộ máy trung ương của tổ chức phản động này.
Ngoài đối tượng cầm đầu là Trần Công (tức Phan Văn Thu), cơ quan an ninh còn bắt 5 đối tượng, gồm Lê Duy Lộc (sinh năm 1956, quê ở tỉnh Ninh Thuận) là Trưởng Ban khoa giáo của tổ chức; Võ Thành Lê (sinh năm 1955, quê ở xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) là Trưởng Ban đối nội; Lê Phúc (sinh năm 1951, quê quán Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận) là Trưởng Ban tổ chức; Lê Đức Động (sinh năm 1983; quê quán huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) là Trưởng Ban hồng vệ pháp và Lê Trọng Cư (sinh năm 1966, quê quán xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là lái xe kiêm vệ sỹ trực tiếp của Trần Công.
Ngày 6/2, Cơ quan an ninh đã bắt tiếp 3 đối tượng khác là Nguyễn Kỳ Lạc (sinh năm 1951, quê quán xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) là Trưởng Ban hành pháp; Đoàn Đình Nam (sinh năm 1951, quê quán Thừa Thiên Huế) là Tổng trưởng các Ban kiêm Pháp hội Thiên Phước ở Tuy Hòa và Võ Ngọc Cư (sinh năm 1951, quê quán xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) là Phó trưởng ban nghi lễ của tổ chức. Võ Ngọc Cư đã từng tham gia tổ chức cũ “Ân đàn đại đạo,” đã bị bắt cải tạo từ năm 1980-1985.
Thiếu tướng Phạm Văn Hóa cho biết những đối tượng khác trong tổ chức này đang tiếp tục bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Qua khám xét, Cơ quan an ninh còn thu giữ hàng trăm tập tài liệu thể hiện nội dung cương lĩnh hoạt động của tổ chức chính trị phản động trên; 19 kíp nổ, 10 bộ đàm, 1 ống nhòm, 2 máy tính xách tay, 1 máy ảnh, 1 máy quay phim, trên 12.000 USD và gần 190 triệu đồng.
Công an tỉnh Phú Yên đang tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục tố tụng để truy tố và đưa ra xét xử./.
Thế Lập (TTXVN/Vietnam+)