Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, liên tục diễn ra tình trạng xâm lấn đất rừng trái phép.
Để lập lại trật tự, lãnh đạo huyện đã triển khai nhiều biện pháp “mạnh tay” như kiểm điểm lãnh đạo xã, khởi tố vụ án hình sự đối với những đối tượng "lâm tặc."
Huyện Hiệp Đức nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên gần 50.000 hécta, trong đó gồm cả đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Riêng diện tích đất chưa sử dụng khoảng 26.000 hécta.
Do giá nguyên liệu cây keo gần đây khá cao nên nhiều người dân đã tự ý vào rừng phát cây, xâm lấn đất rừng để trồng cây nguyên liệu.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có hơn 20 trường hợp người dân tự ý đốt, phát rừng hay tại các khoảnh đất lâm nghiệp mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng.
Cụ thể là tại xã Sông Trà người dân đã phát gần 7ha rừng; tại xã Thăng Phước có 18 hộ tự ý xâm lấn đất rừng; tại xã Quế Lưu, đầu nậu đã thuê người dân địa phương phát, đốt gần 20ha rừng phòng hộ Nà Riềng…
Điều đáng nói là tất cả những những vụ việc trên đều không được cấp có thẩm quyền cho phép nhưng người dân vẫn cứ phát rừng để trồng cây nguyên liệu.
Thậm chí có những trường hợp rừng bị phát, đốt diễn ra trên địa bàn kéo dài đến hàng tháng trời nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Chỉ đến khi người dân địa phương báo, cơ quan chức năng mới lập biên bản và xử lý vụ việc.
Ông Lê Văn Dũng, Bí thư huyện ủy Hiệp Đức, chi biết để nhanh chóng thiết lập lại trật tự, huyện ủy đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm và sai phạm của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể là kiểm điểm Bí thư, Phó Bí thư và Chủ tịch các xã nơi diễn ra tình trạng xâm lấn đất rừng như Sông Trà, Phước Gia, Hiệp Thuận, Thăng Phước…
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ và đã khởi tố hai vụ án hình sự đối với ba đối tượng có hành vi hủy hoại rừng phòng hộ Nà Riềng.
Để hạn chế việc xâm lấn đất rừng, lãnh đạo huyện Hiệp Đức đã chỉ đạo các cơ quan chức năng huyện rà soát lại diện tích đất rừng nghèo để xem xét và xin chuyển đổi đất rừng loại này sang đất rừng sản xuất. Từ đó giải quyết cho những hộ dân thực sự có nhu cầu cần đất sản xuất phát triển kinh tế.
Cùng với quy hoạch phát triển nông thôn mới, ưu tiên quy hoạch đất sản xuất để người dân làm giàu trên mảnh đất quê hương, huyện tiếp tục chỉ đạo quyết liệt xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức xâm lấn đất rừng khi chưa được cấp phép hoặc tranh thủ “xí phần” tại những vùng chồng lấn trên thực địa…/.
Để lập lại trật tự, lãnh đạo huyện đã triển khai nhiều biện pháp “mạnh tay” như kiểm điểm lãnh đạo xã, khởi tố vụ án hình sự đối với những đối tượng "lâm tặc."
Huyện Hiệp Đức nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên gần 50.000 hécta, trong đó gồm cả đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Riêng diện tích đất chưa sử dụng khoảng 26.000 hécta.
Do giá nguyên liệu cây keo gần đây khá cao nên nhiều người dân đã tự ý vào rừng phát cây, xâm lấn đất rừng để trồng cây nguyên liệu.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có hơn 20 trường hợp người dân tự ý đốt, phát rừng hay tại các khoảnh đất lâm nghiệp mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng.
Cụ thể là tại xã Sông Trà người dân đã phát gần 7ha rừng; tại xã Thăng Phước có 18 hộ tự ý xâm lấn đất rừng; tại xã Quế Lưu, đầu nậu đã thuê người dân địa phương phát, đốt gần 20ha rừng phòng hộ Nà Riềng…
Điều đáng nói là tất cả những những vụ việc trên đều không được cấp có thẩm quyền cho phép nhưng người dân vẫn cứ phát rừng để trồng cây nguyên liệu.
Thậm chí có những trường hợp rừng bị phát, đốt diễn ra trên địa bàn kéo dài đến hàng tháng trời nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Chỉ đến khi người dân địa phương báo, cơ quan chức năng mới lập biên bản và xử lý vụ việc.
Ông Lê Văn Dũng, Bí thư huyện ủy Hiệp Đức, chi biết để nhanh chóng thiết lập lại trật tự, huyện ủy đã chỉ đạo làm rõ trách nhiệm và sai phạm của các tổ chức, cá nhân. Cụ thể là kiểm điểm Bí thư, Phó Bí thư và Chủ tịch các xã nơi diễn ra tình trạng xâm lấn đất rừng như Sông Trà, Phước Gia, Hiệp Thuận, Thăng Phước…
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ và đã khởi tố hai vụ án hình sự đối với ba đối tượng có hành vi hủy hoại rừng phòng hộ Nà Riềng.
Để hạn chế việc xâm lấn đất rừng, lãnh đạo huyện Hiệp Đức đã chỉ đạo các cơ quan chức năng huyện rà soát lại diện tích đất rừng nghèo để xem xét và xin chuyển đổi đất rừng loại này sang đất rừng sản xuất. Từ đó giải quyết cho những hộ dân thực sự có nhu cầu cần đất sản xuất phát triển kinh tế.
Cùng với quy hoạch phát triển nông thôn mới, ưu tiên quy hoạch đất sản xuất để người dân làm giàu trên mảnh đất quê hương, huyện tiếp tục chỉ đạo quyết liệt xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức xâm lấn đất rừng khi chưa được cấp phép hoặc tranh thủ “xí phần” tại những vùng chồng lấn trên thực địa…/.
Nguyễn Sơn (TTXVN/Vietnam+)