Báo Cộng hòa của Peru ngày 18/10 đưa tin Hiệp hội công nghiệp nước này đã yêu cầu Viện bảo vệ cạnh tranh và sở hữu trí tuệ Peru (Indecopi) có kết luận về việc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũi vải của Việt Nam và Trung Quốc.
Từ năm 2006, Indecopi đã tiến hành điều tra cáo buộc Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá giày mũi vải tại Peru, song sau đó viện này tuyên bố cáo buộc trên là không có cơ sở.
Tháng 7/2008, viện trên lại tiến hành điều tra, nhưng đến tháng 10 đã hủy quá trình trên. Tháng 3/2009, Indecopi quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm giày mũi vải của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng đến tháng 6 lại quyết định dừng biện pháp trừng phạt đó.
Hiệp hội công nghiệp Peru lần này đưa ra yêu cầu trên vì cho rằng việc không áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng trên của Trung Quốc và Việt Nam làm ảnh hưởng tới ngành giày trong nước.
Trong khi đó, các biện pháp chống bán phá giá do Liên minh châu Âu (EU) áp đặt với giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Tổ chức Thương mại châu Âu (EuroCommerce - tập hợp các nhà phân phối lớn ở châu Âu), Hiệp hội ngoại thương châu Âu (FTA - tổ chức đại diện cho các nhà nhập khẩu và bán lẻ châu Âu), đã thúc giục EU bãi bỏ hoàn toàn thuế chống phá giá đối với mặt hàng trên của Việt Nam và Trung Quốc.
Các nhà phân phối các sản phẩm này cho rằng biện pháp đó gây thiệt hại lớn đối với các nhà nhập khẩu, cũng như các nhà phân phối và người tiêu dùng EU, đồng thời nhấn mạnh đây không phải là biện pháp giải quyết tình trạng các nhà sản xuất châu Âu gặp khó khăn khi cạnh tranh với các nhà sản xuất của hai quốc gia châu Á nói trên./.
Từ năm 2006, Indecopi đã tiến hành điều tra cáo buộc Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá giày mũi vải tại Peru, song sau đó viện này tuyên bố cáo buộc trên là không có cơ sở.
Tháng 7/2008, viện trên lại tiến hành điều tra, nhưng đến tháng 10 đã hủy quá trình trên. Tháng 3/2009, Indecopi quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm giày mũi vải của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng đến tháng 6 lại quyết định dừng biện pháp trừng phạt đó.
Hiệp hội công nghiệp Peru lần này đưa ra yêu cầu trên vì cho rằng việc không áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng trên của Trung Quốc và Việt Nam làm ảnh hưởng tới ngành giày trong nước.
Trong khi đó, các biện pháp chống bán phá giá do Liên minh châu Âu (EU) áp đặt với giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Tổ chức Thương mại châu Âu (EuroCommerce - tập hợp các nhà phân phối lớn ở châu Âu), Hiệp hội ngoại thương châu Âu (FTA - tổ chức đại diện cho các nhà nhập khẩu và bán lẻ châu Âu), đã thúc giục EU bãi bỏ hoàn toàn thuế chống phá giá đối với mặt hàng trên của Việt Nam và Trung Quốc.
Các nhà phân phối các sản phẩm này cho rằng biện pháp đó gây thiệt hại lớn đối với các nhà nhập khẩu, cũng như các nhà phân phối và người tiêu dùng EU, đồng thời nhấn mạnh đây không phải là biện pháp giải quyết tình trạng các nhà sản xuất châu Âu gặp khó khăn khi cạnh tranh với các nhà sản xuất của hai quốc gia châu Á nói trên./.
(TTXVN/Vietnam+)