Ngày 5/12, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với tổ chức quốc tế Quản lý tổng hợp bền vững Biển Đông Á (Pemsea) tổ chức chương trình Hội thảo tham vấn nhân rộng quản lý tổng hợp vùng bờ tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Do vậy, trong thời gian tới sẽ có từ 10-14 tỉnh ven biển của Việt Nam được hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án có liên quan đến phát triển bền vững vùng ven biển.
Theo ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ nay đến 2020, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng kế hoạch trở thành quốc gia giàu về biển, mạnh về biển. Phối hợp với các địa phương triển khai, xây dựng khung thể chế, chính sách 5 năm quản lý tổng hợp vùng bờ với các địa phương được chọn.
Bà Nancy BerMas, đại diện tổ chức Pemsea bày tỏ: Trên thực tế Việt Nam còn nhiều thách thức cần được giải quyết, đặc biệt trong việc thực hiện các chính sách và luật pháp đã được Việt Nam thông qua, cùng với những thách thức mới nảy sinh không ngừng.
Thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á cần phải quản lý tốt việc cung cấp và sử dụng nước, giảm thiểu ô nhiễm và quản lý chất thải; phát triển đô thị và các vùng ven biển; quản lý nguy hiểm do thiên nhiên và con người gây ra; bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi môi trường sống và quản lý nghề cá.
Ông Hoàng Duy Đông, Phó Cục trưởng Cục quản lý khai thác biển và hải đảo cho biết, vùng bờ Việt Nam có chiều dài 3.260km và hơn 3000 đảo lớn nhỏ chứa đựng nhiều kiểu loại hệ sinh thái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao như rừng ngập mặn, thảm có biển, đầm phá, các vùng cửa song, bãi triều và các hệ sinh thái đất ngập nước khác; gần 50% các thành phố lớn tập trung ở dải ven biển và 23% dân số sống ở các khu vực đô thị ven biển đẽ bị tổ thương trước các rủi ro, các thảm họa thiên nhiên. Đặc biệt là biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Từ năm 2003 Peamsea đã hộ trợ một phần kinh phí cho 7 tỉnh ven biển Việt Nam đó là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng và Kiên Giang trong các dự án liên quan đến xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học - phục hồi môi trường sống, quản lý nghề cá bền vững, khai thác nguồn nước ngầm và nước mặn, đào tạo năng lực quản lý nhà nước về biển và hải đảo.
Đến nay nhờ sự hỗ trợ kinh phí của Pemsea rất nhiều các dự án đã được triển khai và có đóng góp không nhỏ trong việc giữ gìn môi trường và phát triển kinh tế tại các địa phương. Bên cạnh đó Pemsea cũng đã hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý về biển và hải đảo.
Từ kết quả của những dự án đã được triển khai, trong chương trình tham vấn lần này Việt Nam tiếp tục đề nghị Pemsea mở rộng hỗ trợ trong thời gian tới./.
Do vậy, trong thời gian tới sẽ có từ 10-14 tỉnh ven biển của Việt Nam được hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án có liên quan đến phát triển bền vững vùng ven biển.
Theo ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ nay đến 2020, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xây dựng kế hoạch trở thành quốc gia giàu về biển, mạnh về biển. Phối hợp với các địa phương triển khai, xây dựng khung thể chế, chính sách 5 năm quản lý tổng hợp vùng bờ với các địa phương được chọn.
Bà Nancy BerMas, đại diện tổ chức Pemsea bày tỏ: Trên thực tế Việt Nam còn nhiều thách thức cần được giải quyết, đặc biệt trong việc thực hiện các chính sách và luật pháp đã được Việt Nam thông qua, cùng với những thách thức mới nảy sinh không ngừng.
Thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á cần phải quản lý tốt việc cung cấp và sử dụng nước, giảm thiểu ô nhiễm và quản lý chất thải; phát triển đô thị và các vùng ven biển; quản lý nguy hiểm do thiên nhiên và con người gây ra; bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi môi trường sống và quản lý nghề cá.
Ông Hoàng Duy Đông, Phó Cục trưởng Cục quản lý khai thác biển và hải đảo cho biết, vùng bờ Việt Nam có chiều dài 3.260km và hơn 3000 đảo lớn nhỏ chứa đựng nhiều kiểu loại hệ sinh thái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao như rừng ngập mặn, thảm có biển, đầm phá, các vùng cửa song, bãi triều và các hệ sinh thái đất ngập nước khác; gần 50% các thành phố lớn tập trung ở dải ven biển và 23% dân số sống ở các khu vực đô thị ven biển đẽ bị tổ thương trước các rủi ro, các thảm họa thiên nhiên. Đặc biệt là biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Từ năm 2003 Peamsea đã hộ trợ một phần kinh phí cho 7 tỉnh ven biển Việt Nam đó là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng và Kiên Giang trong các dự án liên quan đến xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học - phục hồi môi trường sống, quản lý nghề cá bền vững, khai thác nguồn nước ngầm và nước mặn, đào tạo năng lực quản lý nhà nước về biển và hải đảo.
Đến nay nhờ sự hỗ trợ kinh phí của Pemsea rất nhiều các dự án đã được triển khai và có đóng góp không nhỏ trong việc giữ gìn môi trường và phát triển kinh tế tại các địa phương. Bên cạnh đó Pemsea cũng đã hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý về biển và hải đảo.
Từ kết quả của những dự án đã được triển khai, trong chương trình tham vấn lần này Việt Nam tiếp tục đề nghị Pemsea mở rộng hỗ trợ trong thời gian tới./.
Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)