Ngày 23/2/2012, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011. Tại đây, phóng viên VietnamPlus đã ghi lại cuộc trao đổi với ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng ban Pháp chế VCCI, thành viên nghiên cứu PCI xung quanh kết quả báo cáo PCI năm nay.
- Thưa ông, Báo cáo chỉ số PCI có những ghi nhận khác biệt gì trong danh sách các tỉnh có vị trí vươn lên?
Ông Đậu Anh Tuấn: Khác biệt ấn tượng nhất giữa PCI 2011 và các năm trước là sự thăng hạng và tụt hạng đột biến của các địa phương trong bảng xếp hạng.
Lần đầu tiên trong suốt quá trình thực hiện điều tra PCI, cả Bình Dương và Đà Nẵng đều không đứng ở thứ hạng cao nhất. Bình Dương giảm điểm trong chỉ số tính năng động, tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Điểm số của Đà Nẵng cũng sụt giảm mạnh trong các lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động.
Trong khi đó lại có sự xuất hiện bất ngờ từ hai tỉnh phía Bắc là Lào Cai và Bắc Ninh, phía Nam là Long An đã lần đầu tiên vượt lên dẫn đầu bảng xếp hạng sau những nỗ lực liên tục cải thiện công tác điều hành kinh tế tại địa phương, nhờ đó điểm số PCI của các tỉnh này đã tăng đều đặn qua các năm.
Hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Phước vào nhóm 10 địa phương đứng đầu một cách đáng ngạc nhiên, sau khi ban hành một số quy định và thành lập tổ công tác của tỉnh nhằm cải thiện các lĩnh vực điều hành theo kết quả PCI.
[Lào Cai dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh]
Biến động lớn về thứ hạng cũng được ghi nhận ở chiều hướng ngược lại. Năm nay, vị trí xếp hạng của Vĩnh Long và Bình Định, hai tỉnh luôn đứng trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu và là điển hành cải cách mà nhóm nghiên cứu CPI thường nhắc tới đã giảm mạnh. Cả hai địa phương này tiếp tục đà sụt giảm đã khá rõ nét trong năm 2010. Đứng cuối bảng năm nay là tỉnh Cao Bằng, tuy nhiên về tổng số điểm cũng đã tăng so với năm trước và đứng ở mức tương đối thấp.
Trong năm 2011, công tác điều hành của các chính quyền địa phương đã được cải thiện như thế nào?
Ông Đậu Anh Tuấn: Chỉ số PCI có trọng số năm 2011 ở tỉnh trung vị là 59,15 điểm, đạt số điểm cao nhất kể từ khi chỉ số PCI được hiệu chuẩn lại vào năm 2009 và cao hơn gần một điểm so với năm 2009 và 2010.
Điểm số tăng ở các tỉnh đứng cuối bảng và giảm điểm ở các tỉnh đứng đầu bảng đã thu hẹp sự biến động của chỉ số PCI. Quan sát cho thấy các tỉnh ở cuối bảng xếp hạng đang áp dụng thực tiễn tốt của các tỉnh dẫn đầu và dần cải thiện môi trường kinh doanh của mình.
Những lĩnh vực cải thiện cụ thể so với kết quả chỉ số PCI năm trước, một tỉnh trung vị cho thấy thời gian xin cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép giảm đi. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nhiều hơn. Tiếp cận tài liệu kế hoạch của tỉnh dễ dàng hơn (bản đồ quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch triển khai cơ sở hạ tầng). Thời gian thực hiện thủ tục hành chính sau khi đăng ký kinh doanh giảm, yêu cầu chi các khoản không chính thức của cán bộ nhà nước cũng giảm đáng kể và mức độ hài lòng về chất lao động tăng lên.
Song vẫn có những lĩnh vực điều hành cần cải thiện, đánh giá của các doanh nghiệp vẫn cho rằng giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với giá thực tế trên thị trường. Hay như, tỉnh năng động trong công tác điều hành giảm và thái độ lãnh đạo chính quyền tỉnh với doanh nghiệp tư nhân ít tích cực hơn. Theo đánh giá doanh nghiệp cũng bày tỏ sự không hài lòng và hạn chế sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại tỉnh do chất lượng kém.
- Ông cho biết doanh nghiệp cảm nhận thế nào về triển vọng tăng trưởng?
Ông Đậu Anh Tuấn: Cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều kém lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh so với những năm trước. Năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 76% doanh nghiệp cho biết sẽ tăng quy mô kinh doanh, song tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 47,4% năm 2011.
Mức độ lạc quan của doanh nghiệp tư nhân, loại hình có quy mô nhỏ nhất bị giảm mạnh, vì đây là nhóm chịu nhiều tác động khi giá cả đầu vào gia tăng và tiếp cận tín dụng khó khăn.
Theo khảo sát PCI, doanh nghiệp tư nhân ít có cơ hội tiếp cận tín dụng của ngân hàng thương mại hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần./.
- Thưa ông, Báo cáo chỉ số PCI có những ghi nhận khác biệt gì trong danh sách các tỉnh có vị trí vươn lên?
Ông Đậu Anh Tuấn: Khác biệt ấn tượng nhất giữa PCI 2011 và các năm trước là sự thăng hạng và tụt hạng đột biến của các địa phương trong bảng xếp hạng.
Lần đầu tiên trong suốt quá trình thực hiện điều tra PCI, cả Bình Dương và Đà Nẵng đều không đứng ở thứ hạng cao nhất. Bình Dương giảm điểm trong chỉ số tính năng động, tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.
Điểm số của Đà Nẵng cũng sụt giảm mạnh trong các lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động.
Trong khi đó lại có sự xuất hiện bất ngờ từ hai tỉnh phía Bắc là Lào Cai và Bắc Ninh, phía Nam là Long An đã lần đầu tiên vượt lên dẫn đầu bảng xếp hạng sau những nỗ lực liên tục cải thiện công tác điều hành kinh tế tại địa phương, nhờ đó điểm số PCI của các tỉnh này đã tăng đều đặn qua các năm.
Hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Phước vào nhóm 10 địa phương đứng đầu một cách đáng ngạc nhiên, sau khi ban hành một số quy định và thành lập tổ công tác của tỉnh nhằm cải thiện các lĩnh vực điều hành theo kết quả PCI.
[Lào Cai dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh]
Biến động lớn về thứ hạng cũng được ghi nhận ở chiều hướng ngược lại. Năm nay, vị trí xếp hạng của Vĩnh Long và Bình Định, hai tỉnh luôn đứng trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu và là điển hành cải cách mà nhóm nghiên cứu CPI thường nhắc tới đã giảm mạnh. Cả hai địa phương này tiếp tục đà sụt giảm đã khá rõ nét trong năm 2010. Đứng cuối bảng năm nay là tỉnh Cao Bằng, tuy nhiên về tổng số điểm cũng đã tăng so với năm trước và đứng ở mức tương đối thấp.
Trong năm 2011, công tác điều hành của các chính quyền địa phương đã được cải thiện như thế nào?
Ông Đậu Anh Tuấn: Chỉ số PCI có trọng số năm 2011 ở tỉnh trung vị là 59,15 điểm, đạt số điểm cao nhất kể từ khi chỉ số PCI được hiệu chuẩn lại vào năm 2009 và cao hơn gần một điểm so với năm 2009 và 2010.
Điểm số tăng ở các tỉnh đứng cuối bảng và giảm điểm ở các tỉnh đứng đầu bảng đã thu hẹp sự biến động của chỉ số PCI. Quan sát cho thấy các tỉnh ở cuối bảng xếp hạng đang áp dụng thực tiễn tốt của các tỉnh dẫn đầu và dần cải thiện môi trường kinh doanh của mình.
Những lĩnh vực cải thiện cụ thể so với kết quả chỉ số PCI năm trước, một tỉnh trung vị cho thấy thời gian xin cấp đăng ký kinh doanh và giấy phép giảm đi. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nhiều hơn. Tiếp cận tài liệu kế hoạch của tỉnh dễ dàng hơn (bản đồ quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch triển khai cơ sở hạ tầng). Thời gian thực hiện thủ tục hành chính sau khi đăng ký kinh doanh giảm, yêu cầu chi các khoản không chính thức của cán bộ nhà nước cũng giảm đáng kể và mức độ hài lòng về chất lao động tăng lên.
Song vẫn có những lĩnh vực điều hành cần cải thiện, đánh giá của các doanh nghiệp vẫn cho rằng giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với giá thực tế trên thị trường. Hay như, tỉnh năng động trong công tác điều hành giảm và thái độ lãnh đạo chính quyền tỉnh với doanh nghiệp tư nhân ít tích cực hơn. Theo đánh giá doanh nghiệp cũng bày tỏ sự không hài lòng và hạn chế sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại tỉnh do chất lượng kém.
- Ông cho biết doanh nghiệp cảm nhận thế nào về triển vọng tăng trưởng?
Ông Đậu Anh Tuấn: Cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều kém lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh so với những năm trước. Năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 76% doanh nghiệp cho biết sẽ tăng quy mô kinh doanh, song tỷ lệ này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 47,4% năm 2011.
Mức độ lạc quan của doanh nghiệp tư nhân, loại hình có quy mô nhỏ nhất bị giảm mạnh, vì đây là nhóm chịu nhiều tác động khi giá cả đầu vào gia tăng và tiếp cận tín dụng khó khăn.
Theo khảo sát PCI, doanh nghiệp tư nhân ít có cơ hội tiếp cận tín dụng của ngân hàng thương mại hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần./.
10 Tỉnh đứng đầu trong Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2011 1/ Lào Cai: 73,53 điểm Ngoài ra, hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí 20 với 61,93 điểm và Hà Nội đứng vị trí 36 với 58,28 điểm.2/ Bắc Ninh: 67,27 điểm 3/ Long An: 67,12 điểm 4/ Đồng Tháp: 67,06 điểm 5/ Đà Nẵng: 66,98 điểm 6/ Bà Rịa Vũng Tàu: 66,13 điểm 7/ Hà Tĩnh: 65,97 điể 8/ Bình Phước: 65,87 điểm 9/ Đồng Nai: 64,77 điểm 10/ Bình Dương: 63,99 điểm |
Linh Chi (Vietnam+)